Các món chiên, xào là khoái khẩu của nhiều người nhưng việc sử dụng dầu chiên để chế biến không đúng cách lại gây tác hại đến không ngờ.
Những sai lầm thường gặp khi sử dụng dầu chiên

dầu chiên dùng hoàn toàn thay mỡ

Để có sức khỏe tốt khi nấu ăn tốt nhất nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật để chế biến thức ăn. Mỡ động vật vẫn có những tác dụng nhất định với cơ thể nên chúng ta vẫn cần dùng đến trong thực đơn hàng ngày.

Mỡ động vật cung cấp lipid để cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể, cung cấp cholesterol cho cơ thể mặc dù số lượng không nhiều. Dầu thực vật có tác dụng cung cấp các axit béo không no (omega3 và omega6).

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, với người khỏe mạnh bình thường thì nên sử dụng song song dầu thực vật mà mỡ động vật (trẻ em nên ăn theo tỉ lệ 50 - 50). Còn với người béo phì, cholestorol cao, mỡ máu, có nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường… thì chỉ nên dùng dầu thực vật để giảm lượng chất béo động vật vào cơ thể. Người bị xơ vữa động mạch đã có biểu hiện ra thành bệnh tim mạch thì nên ăn hoàn toàn dầu thực vật.

dầu chiên chiên đi chiên lại

Rất nhiều người có thói quen khi chiên, rán thức ăn thường dùng nhiều dầu mỡ. Sau khi rán xong, thay vì đổ đồ mỡ thừa đi thường giữ lại chiên đi chiên lại hoặc rán, xào các món ăn cho bữa ăn sau. Tuy nhiên, đây là cách không tốt cho sức khỏe chút nào.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dầu chiên sau khi dùng để chiên, rán tốt nhất nên bỏ đi không nên sử dụng lại vì sau khi rán, mùi mỡ đã có mùi thức ăn cũ, khét khi dung chế biến tiếp sẽ làm thực phẩm mất hương vị thơm ngon.

Sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, trong dầu chiên rất dễ sản sinh ra transfat - một chất có hại cho sức khỏe, aldehyde, fatty acid oxide... Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, các bệnh lý tim mạch, ung thư…

dầu chiên chiên đi chiên lại cũng làm giảm giá trị của dầu, phá hủy các vitamin có trong dầu. Đồng thời những cặn thực phẩm bị cháy trong quá trình chiên rán còn đọng lại trong dầu đã qua sử dụng mà mắt thường không nhìn thấy cũng là một tác nhân gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Khi nấu ăn, các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu mỡ phù hợp tránh lãng phí và không dùng lại dầu, mỡ thừa.

Dùng dầu chiên ở nhiệt độ cao

Một sai lầm "chết người" mà rất nhiều người mắc phải là cho dầu vào nồi rồi chờ tới khi dầu chiên sôi và bốc khói mới cho thức ăn vào chế biến.

Nhiệt độ cao không những làm ảnh hưởng, phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu chiên và còn sản sinh ra các chất độc là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư.

Các nhà khoa học cho rằng, dầu chiên khi nấu nóng trên 180 độ C sẽ khiến dầu biến chất sinh ra các chất độc hại. Cụ thể, khi bị ra nhiệt quá cao (đun nấu ở nhiệt độ cao), các chất axit béo trong dầu thực vật sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, có thể gây đột biến gen.

Chúng có thể tạo ra các amin sinh vật dẫn đến nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư gan, phổi, vú. Ngoài ra chúng còn có nguy cơ làm giảm miễn dịch của cơ thể do làm dư thừa lipid...

Để an toàn, bạn có thể dùng chảo hay nồi để trên bếp cho tới khi nóng già rồi mới đổ dầu vào và chế biến. Nhận biết nhiệt độ dầu qua cảm quan bằng cách dầu càng sôi lâu thì nhiệt độ càng tăng.

Ăn duy nhất một loại dầu chiên

Hiện nay, hầu như các gia đình thường chỉ dùng duy nhất một loại dầu chiên. Thật ra nên dùng nhiều loại dầu chiên để thay thế cho nhau hoặc là mỗi loại nên dùng trong một thời gian.

Hết quãng thời gian đó thì chuyển sang loại dầu chiên khác vì không phải loại dầu chiên nào cũng đáp ứng đầy đủ những chất mà cơ thể cần. Việc thay đổi các loại dầu chiên khác nhau sẽ có lợi cho cơ thể.

Nhiều người lại có tâm lý ngại dầu chiên vì sợ chất béo. Đây là cách nghĩ sai lầm. Nhu cầu chất béo chiếm từ 15-30% trên tổng năng lượng mang lại từ khẩu phần ăn là cân đối. dầu chiên sẽ cung cấp một lượng chất béo hữu ích.

Trong căn bếp của mỗi gia đình nên có 2 loại dầu. Một loại phù hợp cho chiên, rán như các loại dầu cooking vì có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng.

Còn một loại dầu chỉ dùng để sử dụng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi như các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ôliu… hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K có trong thực phẩm, bổ sung các acid béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.

Cách phân biệt dầu chiên sạch - bẩn

Hiện nay trên thị trường, xuất hiện hàng trăm lít dầu chiên bẩn được làm từ rác thải và cặn dầu đã qua chế biến nhập khẩu từ nước ngoài. Đó là chưa kể đến số lượng dầu chiên kém chất lượng, dầu chiên giả được pha bằng các chất hóa học do các cơ sở trong nước làm giả.

Tất cả số dầu chiên này, được bán tràn lan khiến các bà nội trợ gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt dầu chiên thật giả. Những mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn phân biệt được chất lượng dầu chiên qua màu sắc, mùi vị, trạng thái và độ trong của dầu chiên:

Màu sắc

- dầu chiên thật: Dầu có màu vàng sẫm, dầu chất lượng trung bình, màu nhạt hơn. Nhìn chung, dầu chiên chất lượng có màu tươi sáng hơn.

Nếu là dầu hạt cải thì trong màu vàng có thoáng chút màu xanh lục, nếu là dầu hạt lạc thì sẽ thấy thoáng có chút sắc cam hoặc vàng cam.

- dầu chiên giả: Màu sậm, không sáng mà hơi xỉn màu. Thường là các màu vàng nâu, vàng sậm, hơi đen.

Độ trong của dầu

- dầu chiên thật: Có độ trong suốt, không thấy lợn cợn hoặc dấu hiệu lắng cặn, đông đặc. Khi lắc can dầu, cảm giác dầu chảy trơn tru, dễ dàng hơn.

- dầu chiên giả: Thường ít trong hơn do có lẫn tạp chất hoặc nước pha. Có dấu hiệu lắng cặn và đông đặc. Khi lắc can dầu, cảm giác dầu chảy sền sệt, đông đặc hơn.

Độ đông đặc

- dầu chiên thật: Ít bị đông đặc trong nhiệt độ phòng ở mùa lạnh. Nếu có thì chỉ xuất hiện lớp đông hơi lợn cợn phía trên thành can dầu.

- dầu chiên giả: Dễ bị đông đặc lắng cặn dưới đáy can dầu hoặc thậm chí là đông đặc cả can dầu trong nhiệt độ phòng ở mùa lạnh.

Mùi vị

- dầu chiên thật: Có độ béo ngấy, thơm đặc trưng của dầu chiên. Nếu là các loại dầu chiên chiết xuất đặc biệt như dầu dừa, dầu hạt cải, dầu hạt lạc thì sẽ thấy hương vị riêng của từng loại. Khi nếm không có vị đắng chát, chua.

- dầu chiên giả: Không có vị béo ngấy và thơm như dầu chiên thật. Nếu nếm thử sẽ không thấy độ béo ngậy, thậm chí có thể thấy các mùi vị khác lạ do dầu chiên được pha tạp chất hoặc các hóa chất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số mẹo giản đơn sau để thử kiểm tra chất lượng dầu chiên trong gia đình.

- Lấy một ít nước i-ốt hoặc muối i-ốt nhỏ thử vào một ít dầu chiên thí nghiệm, nếu thấy có màu xanh lam nổi lên, chứng tỏ, dầu chiên mà bạn chọn đã bị pha trộn tạp chất có chứa tinh bột.

- Thử nấu nóng dầu chiên lên nhiệt độ 150ºC hoặc nhiệt độ cao nhất có thể và để nguội. Nếu thấy có lắng cặn thì dầu chiên đã bị pha tạp chất. Càng nhiều lắng cặn chứng tỏ càng nhiều tạp chất.

Theo Ngoisao


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Mẹo vặt

Yến chưng đường thốt nốt nho khô lam ca tam hap ngon Xuýt xoa ẩm thực vỉa hè Hà Nội canh bà làm bò sáu màu Trứng chienckground-color: #447762" href="/index.php?q= thuc don mon ngon "> thuc don mon ngon trứng gà an choi com Âm Ngon mát hủ tiếu khô phố Trần Hưng bánh cuốn chả bo vo vien ngon Ruốc bông cá xốt Sụp ga muỗng canh già Nhiều quả lạ công thức sữa lắc dâu tây chiên mặn nấu lẩu mắm Tra sua tràn chau hàu chấm mù tạt mực chiên cabel" style="background-color: #0B4F8D" href="/index.php?q= đậu hũ nhật nhồi tôm thịt"> đậu hũ nhật nhồi tôm thịt bánh bèo chén Xu hướng ăn bánh uống trà làm nóng mùa Smoothie bà bầu ngao xào quất Sắc Nấu ăn banh kem dau tay tự làm chả cá hồi măng muối chua ngọt Nấu ngon cac mon chay ngon Xo m it dua phô mai ngon món ngon ếch đồng dạy nâu ăn an chay cach lam so huyet nuong sa te Salad cam mix ôliu món tuyệt vời bổ sung Sai trứng chiên đậu phụ Tất tần tật cho tết này gỏi gỏi ba miền rau tiến vua ngó sen trà giang bánh đậu phộng chiên xôi vò cơm rượu lam com chay Nhat món lẩu tôm SUSHI dà ng bánh paparoti bánh trung thu hàn quốc ca Ngon lạ gỏi trứng cá chuồn Đà Nẵng Tự làm bánh quẠy Mon bun hue Xao thit ga thịt kho coca bánh bánh muffin bánh nướng mon an man Nấm kim châm ca Tự làm sữa bắp mộc nhĩ trộn chua cay Bi do hap ga Tảo panna cotta viet quat canh cá ngạnh bánh đa ngon Rau bi sườn heo kho ớt chuông Trổ tài làm kẹo caramel dẻo thơm tôm rang thịt ba rọi Cách làm cá viên Mua Thu banh uot thit nuong cách làm nộm củ đậu Ngon hết sảy rô đồng nấu rau tần ô tôm sốt tỏi băm Pudding 6 món ăn ngon nhưng nguy hiểm Tác dụng tuyệt vời từ hạt bí ngô bánh cốm nhân dừa cà ri khmer Những thực phẩm không nên nấu với bao tu heo xao nam toi công thức tôm xóc tỏi Trảng Bàng cach lam pudding Ri cuô n soup bắp xay Tự chế chè cùi bưởi đậu xanh Nam dong co Suon non Mách bánh cacao bơ mẹo vặt Những thực phẩm có vị đắng nên ăn bo om ngu vi huong Suon kho dây nấu ăn cach lam dua chua huong dân nau an Từ Thịt gà món ngon ngày xuân cach nấu che khoai mon Ngọt thơm bánh ngào xứ Nghệ thịt bò xốt vang NEM chua Sup nui tinh hoa am thuc hue Sữa chua lam bo kho Philippines lam goi du du