Hằng ngày, bạn vừa đau đầu với công việc cơ quan, vừa phải lo bữa ăn cho cả nhà. Bạn có biết có những thực phẩm nằm trong bếp nhà bạn có nguy cơ gây tổn hại đến sức khoẻ gia đình mình không?
9 thực phẩm độc hại trong bếp, bà nội trợ phải biết

1. Củ hoa thủy tiên

Tổ chức sức khỏe Cộng đồng Anh vừa gửi thư cảnh báo tới những cửa hàng lớn yêu cầu để củ của các loại hoa xa những sản phẩm khác bởi khó có thể phân biệt củ hoa với hành hoặc những thực vật phổ biến của Trung Quốc.

Nguyên nhân khiến Tổ chức sức khỏe Cộng đồng Anh quan tâm đến vấn đề này là vì cây thủy tiên vàng có chứa chất độc có thể khiến con người bị nôn mửa.

2. Hạt nhục đậu khấu

Nếu dùng hạt này để uống rượu nóng đánh trứng vào dịp Giáng sinh thì tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu cho quá nhiều hạt nhục đậu khấu vào rượu nóng đánh trứng có thể dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Ads Nhã Phương dẫn đầu trào lưu trang điểm bằng phấn tươi của Sao Hàn! Ads Sử dụng chiêu này của Sao Việt đảm bảo có hàm răng trắng bóc sau 30p!

Loại gia vị này có chứa chất myristicin gây ảo giác đối với con người. Không những thế, hạt nhục đậu khấu còn gây nôn mửa, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau đầu. Tác dụng phụ của chất này có thể kéo dài vài ngày và đã có trường hợp tử vong.

3. Hạt táo

Ăn một quả táo mỗi ngày, bạn sẽ không phải đi gặp bác sĩ. Tuy nhiên, nếu như ăn phải hạt táo, bạn sẽ phải gọi bác sĩ ngay lập tức.

Hạt táo có chứa chất amygdalin, chất này sẽ chuyển hóa thành hydrogen cyanide, dẫn tới nôn mửa, chóng mặt khi ăn ít và suy thận, hôn mê khi hấp thu một lượng lớn.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì cơ thể có thể xử lý một lượng nhỏ. Điều này tương tự với những loại quả: mận, đào, anh đào, lê và mơ.

4. Khoai tây

Khoai tây rất tốt cho sức khỏe, ngon và dễ chế biến thành món ăn yêu thích đối với nhiều người. Tuy nhiên, hãy coi chừng khi khoai tây trong nhà bếp bắt đầu chuyển sang màu xanh.

Khi khoai tây ở trạng thái này có chứa chất solanine, chất này dẫn tới cảm giác khó chịu trong hệ tiêu hóa, khiến con người bị ảo giác, tê liệt và có thể dẫn tới tử vong.

5. Cây diệm mạch

Được xem như một loại “siêu thực phẩm”, cây diệm mạch ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, có một điều mà tất cả chúng ta đều quên là nên rửa thật sạch hạt diệm mạch trước khi dùng. Nếu quên bước này, hạt diệm mạch có thể khiến bạn mắc bệnh bởi chúng được bao phủ chất saponins, chất này gây phản ứng đối với một số người.

Tác dụng phụ của hạt diệm mạch là khiến hệ tiêu hóa đau và khó chịu.

6. Cây đại hoàng

Thân của loại rau này được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn bao gồm cả bánh nướng nhân đại hoàng.

Trong khi rất nhiều người dùng hết cả cây đại hoàng để chế biến mà không biết rằng, lá đại hoàng có chứa chất oxalate. Chỉ cần ăn phải một ít lá có thể dẫn đến chứng co giật nghiêm trọng, gặp vấn đề về hô hấp, suy thận, hôn mê và một số rất ít trường hợp đã tử vong.

7. Quả hạnh nhân đắng

Có hàng trăm loại hạnh nhân với các vị khác nhau: ngọt, hơi đắng và đắng. Loại hạnh nhân ngọt rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên loại hạnh nhân đắng có thể chứa chất cyanide- khiến quả có vị không béo ngậy và đôi khi dẫn tới tử vong. Chỉ cần ăn một nhúm nhỏ có thể dẫn tới bệnh co thắt dạ dày, buồn nôn, chóng mặt.

Hạnh nhân được bán tại Mỹ là hạnh nhân ngọt, tại đây bán hạnh nhân đắng là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng cấm bán hạnh nhân đắng. Bạn có thể tìm được hạnh nhân đắng được làm cây cảnh tại California và các vùng ấm áp của Mỹ, vì vậy bạn nên học cách phân biệt các loại hạnh nhân trước khi mua.

8. Đậu lima

Đậu lima chứa rất nhiều chất xơ, tuy nhiên loại đậu này cũng có thể khiến cơ thể mắc bệnh nếu không được chế biến đúng cách. Một hạt đậu lima sống có chứa chất limarin, chất này chuyển hóa thành cyanide trong cơ thể, có thể dẫn tới nguy cơ tử vong nếu ăn một lượng lớn.

Đậu Lima chỉ an toàn đối với cơ thể khi đã được nấu chín, vì thế hãy đun ít nhất 10 phút trước khi chế biến đậu thành bất cứ món ăn nào.

9. Đậu tây

Cũng giống như đậu lima, đậu thận hay còn gọi là đậu tây, đậu kidney không được ăn khi chưa nấu chín. Đậu thận sống chứa chất độc phytohaemagglutinin, nhẹ thì khiến dạ dày khó chịu, nặng thì gây ngộ độc thực phẩm.

Để đảm bảo một bữa ăn ngon miệng và an toàn, bạn nên luộc sôi đậu 10 phút trước khi chế biến. Nếu bạn đang dùng nồi nấu điện để làm chín thức ăn ở nhiệt độ thấp, đậu sẽ độc gấp 5 lần. Nếu bạn lo lắng về cách chế biến, hãy dùng những loại đậu đóng hộp sẵn.

T/H


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Mẹo vặt

cách làm chả giò nom thit ga vị cay thit hap l㪠tré Lốc Moo Beef Steak Vi cá gỏi ngó sen lưỡi heo Hẹ xào thịt Gian hướng dương cupcake ngon hồng đào Cach lam cha lua Cua rang làm bánh bao lam xoi ruoc cach lam banh to ong nghe xao luon Hướng dẫn nấu ăn Cải trắng lợn Tuyết Nguyễn bạch tuộc nướng Vịt quay mon ngon món chính rau ma dau Món súp Ngon Mướp đắng Cai muoi chua lam banh kem trai tim cach lam hột gà nướng Thiết bị cach lam banh sua dua Vịt nấu ca ri mây salad gà cocktail dồn thịt Thực phẩm cơm cuộn sinh tố trái cây đậu hũ sốt mặn kem ngon dưa leo trộn cay các loại bánh khác hoa vải cách nấu chè vàng phụ Banh mi kep thit Ôc lam pate canh bi xanh mon tet mẹo chọn giò ngon banh xu kem cạo ngon miệng Cháo chim nguyên liệu Tản Bun xao Vịt soda mix cach lam sua chua An Sang cà nuc táo đỏ món ngon từ cánh gà gá sốt Hướng nhà và bếp kỵ nhau gây bất hòa Lẩu gà nhà xinh thuc an cà khoai dừa Trà sữa trung muoi ngon cach lam banh dau hu Cơm rang Vịt xào long xao bia Kem chuoi cơm tấm long xuyên vừa quen vừa lạ những món ăn rút canh sup lam sua chua chiên giòn cà ba sa ca sot ca Xi dau bánh trôi món kem mousse dau tay trứng tráng mut khe chân gà xào sả ớt trung ran thịt bằm lam vit quay tuyệt món Ý xường cach lam thit heo xao rau cai trÃƒÆ hoa cách làm bánh dày mon sup ngon món ăn hàn quốc thủ cá ngon món nộm