Để mua được một chai nước mắm vừa ngon vừa đảm bảo chất lượng thì đòi hỏi bạn phải "bỏ túi" những bí kíp dưới đây...
Mẹo cực hay chọn nước mắm ngon


Nước mắm là một “thành viên” quan trọng trong bữa ăn của mỗi gia đình. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước mắm được sản xuất, nếu không tinh ý, bạn có thể sẽ mua nhầm loại nước mắm không an toàn cho sức khoẻ, hoặc không đủ ngon để đảm bảo chất lượng cho bữa ăn. Hôm nay, chuyên mục Mua sắm có một vài lưu ý nhỏ muốn gửi đến chị em nội trợ. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, bạn có thể tự tin trở thành người tiêu dùng thông thái nhé!

Nhận biết nước mắm ngon và chất lượng

Như thế nào là một loại nước mắm ngon? Thông thường, khi nhận định về chất lượng của loại thực phẩm này, bạn sẽ dựa vào 3 yếu tố cơ bản, đó là: Màu sắc, độ đạm và mùi vị của nó.

Màu sắc

Sở dĩ chúng tôi nêu ra yếu tố màu sắc đầu tiên bởi đó là điểm mà bạn có thể quan sát nhanh chóng bằng mắt thường. Khi kiểm tra mắm, bạn không nên xem xét trong tình trạng thiếu sáng. Hãy nói với người chủ cửa hàng cho mình mượn chai mắm và soi ra ngoài ánh sáng, sau đó dốc ngược chai xuống, nếu bạn thấy nước trong thì ổn, nếu bạn thấy có cặn xuất hiện thì tuyệt đối không nên mua.

Nước mắm trong chai màu vàng là dấu hiệu tốt để bạn có thể yên tâm bước đầu, nhưng nếu nó có màu khác lạ, chẳng hạn như xanh xám thì bà nội trợ nên cẩn thận bởi có thể nó sẽ không an toàn. Tuy nhiên, cũng không nên nhầm lẫn giữa “màu khác lạ” và màu vàng của nước mắm bị sẫm lại so với lúc mới mua, vì sau khi dùng một thời gian, màu sắc sẫm đi là dấu hiệu tự nhiên của nước mắm truyền thống bạn nhé!

Độ đạm

Hàm lượng đạm là thông tin phản ánh chất lượng của nước mắm và nó luôn luôn nằm trên bao bì của sản phẩm. Đây cũng là một mẹo nhanh chóng để bạn phân biệt nước mắm thật - giả. Một sản phẩm có ghi rõ độ đạm trên nhãn mác chưa hẳn đã là hàng thật, nhưng 1 chai mắm mà ngay đến cả thông số này cũng không có thì chắc chắn là mắm giả hoặc của cơ sở sản xuất kém uy tín và bạn phải tuyệt đối tránh xa.

Dưới đây là thông tin về độ đạm được căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003) để bạn tham khảo:

Độ đạm >30No: Loại đặc biệt.

Độ đạm >25No: Loại thượng hạng.

Độ đạm >15No: Loại hạng 1.

Độ đạm >10No: Loại hạng 2.

Như vậy, độ đạm càng cao thì càng quyết định chất lượng của mắm, và bạn hoàn toàn có thể “vượt qua” khâu này bằng cách đọc thật kỹ nhãn mác của nhà sản xuất.

Mùi vị

Sau khi đã kiểm tra chất lượng an toàn của chai nước mắm thông qua cách kiểm tra màu sắc và độ đạm thì bước kế tiếp sẽ là mùi vị. Mùi vị không chỉ phản ánh chất lượng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến độ ngon dở của món ăn. Vì thế bà nội trợ đảm đang không nên bỏ qua bước này nhé!

Thông thường, nước mắm ngon thì sẽ mang một mùi vị thơm nhẹ, mặn ngọt hài hoà và bùi bùi. Mùi thơm lừng của mắm sẽ rất đặc trưng, khi nếm mà vị ngọt đậm của nó thấm dần nơi cổ họng và dịu nhẹ thì là mắm ngon. Ngược lại, nếu bạn nếm thử mà thấy mặn chát một cách khó chịu ở đầu lưỡi thì có thể là do độ đạm thấp hoặc sử dụng chất phụ gia không đảm bảo.

Không nên quá tin vào quảng cáo

Ở Việt Nam, nước mắm được làm từ nhiều loại cá như cá cơm, cá thu, cá linh, cá đối… Theo phương pháp truyền thống thì chũng sẽ được lên men cá, muối và nước trong điều kiện bắt buộc, ngoài ra còn có thêm đường, chất bảo quản và màu tự nhiên. Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà chúng sẽ có lượng đạm khác nhau.

Như trên đã nói, độ đạm góp phần làm nên giá thành của chai nước mắm. Nhãn mác đóng vai trò rất quan trọng, một số nhà sản xuất cố tình ghi thông tin độ đạm ở góc khuất, khó nhìn hoặc dùng cỡ chữ bé tí, khó đọc. Ngoài ra còn thêm cả những lời quảng cáo “có cánh” như “siêu sạch”, “mắm cốt”, “đặc sản vùng…” để nhằm mục đích “mập mờ đánh lận con đen”. Chính vì vậy, bà nội trợ hãy khắc cốt ghi tâm: Luôn luôn đọc xem thành phần trên nhãn trước khi bị thu hút bởi bao bì bắt mắt, sặc sỡ và thông điệp quảng cáo hay ho.

Sau khi đọc thành phần cơ bản của mắm thì thông tin tiếp theo bạn cần quan tâm là tên, địa chỉ của doanh nghiệp, nơi sản xuất,… vì nguồn gốc sẽ là cơ sở để bạn lên tiếng khi sản phẩm gặp phải những vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Không nên mua những loại nước mắm trôi nổi không xuất xứ, tuy giá rẻ hơn, thậm chí chưa bằng ½ (một phần hai) giá của hãng uy tín nhưng nó lại tiềm tàng nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
Theo MASKonline/Afamily
Tổng hợp & BT:

Về Menu

mứt quả khế banh ich Sườn non chè hạt sen nho khô Tà y Các Món chien ngòi len khà nộm xoài và thịt bò Nộm xoài và thịt luoi lon nau ca ri Cá Tháng Tư Ngao sốt me chua cay ngọt nem nuong bã³c Đồ ăn bình dân thành đặc sản nhờ trứng kho đậu cach lam ba chi ram dua gÃƒÆ ham Tự làm bánh bao dÃƒÆ ng mè đen tiêu hóa đẹp da chè mè đen nau cac mon ngon ga rang me chả khoai môn hấp bơ chiên Hợp nem cha ran ngày lạnh vòng 1 quyến rũ bánh mì trứng cách làm ngô chiên bơ cơm rang thanh cua Cách nấu chao ga gỏi cuốn tôm thịt trứng món Nam thực phẩm không ăn bữa sáng nón nem hoa quẠMón ăn bài thuốc chữa suy nhược thần dạ dày hầm Rau muống nước táo dưa hấu cách náu xôi Hà Lan tết cÃƒÆ voi đe bánh tiêu kẹp thịt mặn bốc cá trứng muối ớt cua chien gion bÃ Æ Khương Thượng bánh bông lan nho phong cách mứt dâu tây bi do boc bacon ngheu hap trung la mieng khoai tây trộn cá hồi Salad bữa cơm ngon Bánh Bong lan tôm khô bánh côn trùng rùng rợn yên mặt Đui giá ậu lốt canh nam bánh đúc thịt Bánh đúc thịt dân dã bánh bình dân Cách bảo quản và chọn lựa sữa chua cong thuc lam mon lươn xuân công thức làm hoành thánh chiên các món ăn cho ngày mát trời mon ga lau thap cam cho mua xuan Ga crispy nuggets Ruot heo xao sầu gỏi thịt trộn rau củ Vỏ mề bể Cac mon lau 7 thế giới Công thức làm giò thủ Thịt Heo kho kho tẩm bột Kiến món ăn vặt phố Hàm Long Ngày đẹp si rô dâu tằm om Ngọt giòn đậu ván non Canh sườn mojito dâu bánh truyền thống nhật bản chà sen đặc sản Thanh Hóa Cây xương rồng cu cai món ăn ngày lạnh Cá hồi Hy Lạp nướng salad khoai thịt bò bọc phô mai nấu cách làm mứt bí đao Banh day bun mắm bún tái Quán gio lon bánh cookies vani trộn cơm với dưa thịt bò banh troi ngu sac thach dua thit dong ngon