Trong căn bếp, bên cạnh nồi niêu xoong chảo, người nội trợ không thể thiếu được chiếc thớt quen thuộc. Làm thế nào để lựa chọn, sử dụng và bảo quản thớt đúng cách các bạn tham khảo bài viết sau đây nhé!
Lựa chọn và sử dụng thớt đúng cách

Các chọn thớt như thế nào cho phù hợp

Mỗi bếp ăn nên có ba cái thớt, một cho thực phẩm sống, một cho thực phẩm chín và một để chế biến trái cây nhằm tránh lẫn mùi và nhiễm khuẩn qua lại. Có các loại chất liệu như gỗ, nhựa, thủy tinh… tùy vào mục đích sử dụng mà chọn chất liệu thớt phù hợp bởi mỗi loại có ưu, nhược điểm khác nhau.

Thớt thủy tinh

Những chiếc thớt chất liệu thủy tinh với màu sắc rực rỡ, đẹp mắt sẽ tô điểm cho gian bếp thêm phần sống động. Thớt thủy tinh làm từ thủy tinh chịu lực nên không bị mùn, không bị ô-xy hóa, dễ lau rửa, chịu được nhiệt độ cao. Bạn có thể yên tâm thái thực phẩm mà không sợ làm trầy xước bề mặt thớt. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược điểm của loại thớt này. Bề mặt thớt cứng làm dao nhanh cùn và không thích hợp cho việc băm, chặt thức ăn. Ngoài ra, bề mặt thớt trơn nhẵn có thể khiến dao dễ bị trượt, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Vậy để thái trái cây, rau củ, thức ăn mềm, các món cơm cuốn, sushi, thức ăn đã được chế biến như thịt luộc, thịt quay, giò, chả thì bạn nên dùng thớt thủy tinh.

Thớt thủy tinh 1

Thớt nhựa

Thớt nhựa có trọng lượng nhẹ và khắc phục được những nhược điểm của thớt gỗ như không bị thấm nước, không có mùn thớt và không bị mục. Tuy nhiên, loại thớt này không chịu được lực tác động lớn. Nếu bạn chặt thịt cá, thớt có thể bị nứt, vỡ, dao nhanh cùn hơn. Hiện nay trên thị trường đã có loại thớt nhựa chứa chất microban diệt khuẩn. Bạn nên chọn loại thớt này vì nó có tác dụng phá vỡ chức năng tế bào của vi khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc sinh trưởng, phát triển trên bề mặt thớt.
Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng thớt nhựa để thái các loại thức ăn đã chế biến, không cần nhiều lực.

Thớt gỗ

Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn. Chúng có nhược điểm là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục. Vì thế, khi sử dụng thớt gỗ, bạn lưu ý: Chọn thớt độ dày đều, không có mắt gỗ. Khi mới mua về, bạn ngâm thớt trong nước muối mặn, trong 24 giờ, sau đó phơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.

Vệ sinh thớt đúng cách

Bạn cần vệ sinh sạch sẽ thớt ngay trước và sau khi sử dụng. Sau khi rửa thật sạch, phơi thớt ở vị trí khô, thoáng, tránh những nơi ẩm thấp.

Khi vệ sinh thớt, nên rửa thật sạch bằng nước rửa bát pha chút nước ấm, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tiếp theo, bạn cần cắt đôi trái chanh tươi, vắt nước chanh lên bề mặt thớt, sau đó rắc muối hạt hoặc baking soda lên bề mặt thớt có nước chanh. Cuối cùng, dùng miếng chanh chà xát lên bề mặt và rửa thật sạch lại bằng nước.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Nội Trợ

cach nAu an ngon mi nuoc công thức snack hạnh nhân năm Khoai xôi sầu riêng trang trí nội thất muffin bò viên thịt gà nấu nước dừa Kẹo cuộn kiwi thơm ngon đẹp mắt cho be gà xé ná Ÿ nam kho la gu ga món salad tỉa dưa Dễ Làm nướng bánh mì sữa trẠgà tikka cát Canh chua cà ran б Nấu canh các món cơm ngon óc đắk Có CHAY bánh hình lưỡi mèo hiểu củ kiệu chua ngọt Hoà lau tra sua nâu an Tút tát đồ dùng học tập cho năm học đồ chơi tất sinh to dau xanh xot vừa Made by love nông huyet chần Đội tuộc cach nau bo ham dau trang Vấn banh paris brest ngon qua đao Cam Cách làng Ha ốc công thức lẩu ếch cháo nghêu món ăn huế Tạ mi Y bo bam Ếch rau cang cua Cupcake bánh bò lá dứa che bot bang dau xanh cà tím xào thịt heo rau cu 5 thói quen gây hại khôn lường khi nấu cách làm củ kiệu ngâm mầm cá hồi nấu khế chua ba tri vật quá Với cach lam dau phong chien gion bánh trái việt quất bánh chay Chả chiên Phố bún suông Món nộm nhồi DÃƒÆ cơm lam già thich vi canh đậu hủ Món chiên bi dao nau ca dieu hong nục cơm nắm thịt heo Canh cà đắng am thuc thai lan tưới táo ép quên súp phô mai com chien bi do làm mứt gừng 2010 nà u là u mon an chien bánh muffin cam chocolate nóng Tự làm giá đỗ è ï½¾ch Râu mực nghỉ cach nau xoi dau xanh bang noi com dien áp Thuc liên cánh gà kho nấm