Cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của ngải cứu nhé!
Tác dụng chữa bệnh của ngải cứu

1. Cầm máu

Những trường hợp ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu và đặc biệt là các trường hợp có thai ra máu thì thường dùng ngải cứu để chữa trị.

Đối với những vết thương ngoài da đang bị chảy máu thì bạn có thể dùng lá ngải cứu tươi giã nát, thêm ⅓ (một phần ba) muỗng cà phê muối rồi đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu nhanh và giảm đau nhức.

2. Điều kinh

Lá ngải cứu có thể dùng để điều trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều hoặc đau bụng kinh.

Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy 10 gram ngải cứu khô, thêm 200 ml nước, sắc còn lại 100 ml thì đổ ra cốc, rồi thêm chút đường để uống, chia làm 2 lần 1 ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần 1 ngày. Sau từ 1 đến 2 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

3. Trị mụn, mẩn ngứa

Bạn có thể đắp lá ngải cứu hoặc xoa tinh dầu ngải cứu lên các vết thương, mụn nhọt để nhanh liền sẹo.

Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy bạn sẽ có làn da trắng sáng, hồng hào.

Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì có thể lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

tác dụng của ngải cứu

4. Giúp an thai

Những người đang mang thai có thể sử dụng ngải cứu nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu. Dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn lại 100ml thì đổ ra cốc, chia làm 3 đến 4 lần uống trong một ngày sẽ có tác dụng an thai. Ngoài ra, ngải cứu không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.

5. Tăng cường sức khỏe

Trong cây ngải cứu có chứa glucose, absinthine, absinthol, tannin, chất diệp lục và axit malic. Ngoài ra, chúng còn chứa chất thujone, tanacetone, azulene và cadinene, đây là những chất có tác dụng làm tăng cơ bắp và tăng cường sức khỏe.

6. Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt

Nếu bạn mắc phải những bệnh như đau thần kinh toa, nhức buốt khớp xương hay đau đầu, hoa mắt thì hãy lấy 300gr ngải cứu rửa thật sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong, rồi vắt lấy nước uống vào buổi trưa và chiều. Uống liên tục trong 1 đến 2 tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

7. Cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Khi bị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu hay đau dây thần kinh, bạn nên lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh) rồi nấu trong 2 lít nước. Sau khi sôi được khoảng 20 phút thì bạn nhấc xuống và xông 15 phút, các triệu chứng trên sẽ suy giảm nhanh chóng.

tác dụng của ngải cứu

8. Chống giun kim

Ngải cứu là một liều thuốc tốt giúp phòng chống giun kim. Vì thế, nếu bạn có giun trong đường ruột, bạn có thể sử dụng ngải cứu liên tục trong 9 ngày để loại bỏ giun kim.

9. Lưu thông máu lên não

Dùng một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn sẽ giúp tăng cường sự lưu thông máu lên não.

10. Chống viêm dạ dày

Các chất đắng và các thành phần tinh dầu dễ bay hơi có trong ngải cứu khi tiết qua dạ dày của bạn sẽ trở thành một chất chống viêm dạ dày hiệu quả và cũng là liều thuốc chống giun sán.

tác dụng của ngải cứu

11. Suy nhược cơ thể, kém ăn

Các bài thuốc từ ngải cứu rất hiệu quả trong việc điều trị chứng suy nhược cơ thể và kém ăn. Bạn chỉ cần lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị, bột nêm) còn 250ml thì bạn chia làm 5 phần, ăn cả ngày, liên tục từ 1 đến 2 tuần, bạn sẽ nhận ra hiệu quả không ngờ.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Khéo tay

con mèo chè bí đỏ đậu phộng món ngọt món Món ca món bánh giản đơn sốt pesto lễ vu lan xoai cach kho ca chep ngon hương thơm túi đựng đồ đa năng Cháo tôm phồng hấp trứng gà banh da lon khoai mon Nem ca vien Mi tron bi ngo hạt é Ngọt mát thạch đen và hột é lam ruoc ga che thach nhan nhuc banh mi lap xuong nuong nướng thịt cừu Khoai lang chiên ngon banh que nuong hat poppy ngon thịt bò tẩm sa tế cach nau mi quang tom rang rau cà sua me sup vi ca cách lam kem Chân chè đỗ đen trân châu long nhãn bò nướng lá lốt Ä á ƒ Bí đỏ hấp hot ga tra Si ro lam chuoi ngao duong cach lam antipasto cach lam tom chien canh sườn tam sắc cật heo xào mướp hương calzone hình bống rổ salad ca ngu che thap cam ng ² đậu que công thức nấu ăn Salad táo và bắp cải luộc gà bằng muối hột salad rau bánh trung thu dẻo sâu xoi dau xanh che khoai búp xèo trứng vịt lộn xào class="label" style="background-color: #806D48" href="/index.php?q=khai vị">khai vị tac Nau gia cay món xào ngon bún gao sò lụa xào đậu cô ve thịt ba chỉ rang vừng mon ngon moi ngay Tĩnh Linh ca tim nhoi thit nuong tao pho Thit ga ram lam banh bún chả nóng suon heo ham Rau răm không GiÒ gulab canh cải Chiên gà Ca kho mo món Ấn ngong cach lam moc tôm hấp sả thói quen sinh lý phái mạnh thịt bò xào rau lang muc kho rang me thú cưng nấu thịt vịt với tiêu thà ch bẠnh môi MON CHIEN nướng phô mai cach nau dậu hủ đậu phụ nhồi thịt xôi kẹp thịt chiên giòn thận Ăn kèm vitamin c củ mai dưa muối cà nuc sữa chua trà xanh Phở bò cách làm bún mắm Sử dụng chân gà ngâm giấm Chuoi nep nuong Italy thịt gà xào dưa chuối xanh rán Câu chuyện Tết Trung thu trên toàn thế Sâu