Ai cũng biết rằng vải là loại hoa quả bổ dưỡng vào mùa hè. Tuy nhiên do đây là loại quả sinh nhiệt nên bạn cần phải ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau khi ăn vải nhé!
Những lưu ý quan trọng khi ăn vải

Như chúng ta đã biết "vải nóng" nếu ăn nhiều sẽ phát ra các bệnh viêm nhiệt như trẻ em ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ, táo. Người dân Trung Quốc có câu ví "Một quả vải bằng 3 bó đuốc". Giới y dược Đông phương nói, vải gây "bốc hỏa", có thể dẫn đến "chứng bệnh lệ chi" (say vải) với các chứng hồi hộp, choáng váng, nhức đầu... thường xảy ra ở những người khỏe mạnh ăn quá nhiều vải một lúc. Có trường hợp co giật. Sách Bản thảo tụng tân đã viết: Ăn vải quá nhiều sẽ bị phát sốt, phiền khát... sưng chân răng, chảy máu mũi... Người tạng nhiệt có bệnh nhiệt không nên ăn vải.

Vì thế, khi ăn vải, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau.

Người máu nóng, nhiệt miệng

lưu ý khi ăn vải

Vải có vị ngọt thơm ngon, đặc biệt là vải thiều, bởi nó giàu đường, protein, vitamin, chất béo, axit citric, pectin, phốt pho và sắt… và còn là lại quả rất có lợi cho sức khỏe. Vải thể bổ sung một lượng nước cho cơ thể, có lợi cho dạ dày. Những người thiếu dịch vị có thể ăn nhiều vải.

Nhưng vải có tính nóng, những người máu nóng, nhiệt miệng không nên ăn nhiều, nếu không sẽ dẫn tới các phản ứng xấu như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn.

Người bị tiểu đường

Các sách thuốc cổ có ghi: “Thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc, chữa được nhiều bệnh. Cùi vải phơi khô là thuốc bổ nguyên khí, rất có lợi cho sức khỏe của người cao tuổi và phụ nữ”.

Tuy nhiên, vì hàm lượng đường cao nên ăn nhiều dễ làm tăng đường huyết nhanh, điều này rất không có lợi cho những người mệt mỏi do bệnh tiểu đường

Người bị mụn nhọt, rôm sảy

Những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong, chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này, vì việc tăng lượng đường trong máu sẽ là môi trường lí tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển.

Trẻ em

những lưu ý khi ăn vải

Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, dó đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100 gram vải tươi (khoảng 5 - 6 quả).

Ăn vải thế nào để không bị "sinh hoả"

- Ăn cả lớp màng trắng

Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

- Trước khi ăn vải uống chút nước muối

Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30 gram thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

- Ăn vải khi vẫn còn sương sớm

Tức là vào lúc sáng sớm khi còn chưa ráo sương, ăn quả vải được vặt từ trên cây xuống sẽ không bị sinh hỏa. Được biết, vải quả lúc này được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều, những quả vải đều ở trạng thái tươi ngon ngọt thơm nhất, không những vị quá ngon mà ăn bao nhiêu cũng không sợ bị nóng.

- Một lúc không nên ăn quá nhiều

Lưu ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.

- Ăn quả vải ở cây phía đông

Vải khi được ánh nắng mặt trời chiếu nhiều thì đặc biệt thích ánh nắng mặt trời phía tây, quả thực là quả vải trên cây được chín từ phía tây chín sang. Những người biết thưởng thức vải thường vặt quả vải ở phía tây ăn bởi vì vải ở hướng này đặc biệt ngọt.

Những người sợ sinh hỏa sẽ thường vặt vải ở phía đông để ăn. Bởi vì quả vải “chín nhờ nắng phía tây” bổ nhưng mà nóng, không phải ai cũng có thể chịu được. Nhưng ăn quả vải “chín nhờ nắng phía đông” lại bổ mà không nóng.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Khéo tay

MUC tứ mam ruoc món ngon bài thuốc xà lách xoong Nhậu cach lam suon kem chanh sữa tươi món thái chả trứng bánh khoai bọc trứng gà tính hap Lào ẫm tẠbò khô ngon bắp bò ngâm Ngon mềm môi lợn đồi Tây Bắc sơ chế mực hấp bánh nướng hạnh nhân Tinh bột nghệ Ä Æ a Phụ mon an re tien chảo trùng cach lam banh blini pho mai các món âu khác Phở Việt và những món phải thử ít cha dau hu canh gà nấu lô hội Cây thông trà mùi bạc hà РЃ kem xoài sữa tươi Thưởng Trung Bình Cún Khang Bánh khoai mỳ nướng Cách lam goi xoài rau tron ca tim nuong gỏi óc cốm dẹp công thức nấu ăn kho quet cham rau cu hạt bún xào bò nam bò nau chim bo cau tàu hũ chao luon khoai mon tự làm cánh gà chiên giòn mì ý sốt cồi sò điệp Mon bun ngon cơm nắm gà cay bánh flan matcha thịt thỏ gỏi cá cánh gà xào trái cây Tay snack chuối chiên kem passion fruit salad thanh cua phÒ dứa xôi mít sữa dừa cách nấu bún sườn chua cách nắu bò kho tương ớt kiểu hàn quốc Tom rang muoi Mầm kho cách làm quẩy cach lam thit ga cach lam banh tart ngon Christine HÃƒÆ cach lam kho bo xe mieng Mon lau rau củ xiên que món chay cách làm sữa chua trái cây xà là ch ca chua Lâu Phù com ran canh sườn banh gio goi la chuoi top 10 súp rau chân vịt dua Bau bột chiên bánh táo nguoi trang trí nhà đón tết cá kho làng vũ đại cách làm bánh bao bí đỏ bánh cuốn bạn mẹo làm tôm rim nước dừa mắt Tinh Chôm chôm quả ngon vị thuốc ngày Tết suon xot ca chua ngon xứ mường Cún Khang Thịt Heo mưa bột đậu nành homemade Trốn nóng hè với kem sữa chua trái cây cánh gà nướng tẩm chao khoai tay tron thỏ Ä i Đổi Chè pudding sua chay Di hộp nhựa khử mùi mẹo khoai tây nghiền Cang cua boc tom