Tâm lý chung khi nuôi con của đại đa số bậc phụ huynh hiện nay chỉ chú trọng vào việc con tăng cân đều mà không lường trước được những hậu quả của cân nặng mang lại cho trẻ.

	Đừng nghĩ con cứ tăng cân là khỏe mạnh | Ẩm thực - Sức khỏe

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ béo phì dễ mắc các bệnh tim, huyết áp, tiểu đường… cũng như ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập vì thường bị bạn bè trêu chọc và cô lập.

Đừng nghĩ con cứ tăng cân là khỏe mạnh
Với 50 - 60% chất béo, váng sữa có thể gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí béo phì - Ảnh: shutterstock

Trẻ em béo phì vì thói quen của bố mẹ

Theo khảo sát của Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, chỉ trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ học sinh tiểu học tại TP.HCM mắc bệnh thừa cân béo phì đã đạt ngưỡng đáng báo động (38%). Nguyên nhân chính là do trẻ không được xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hầu hết đến từ thói quen ăn uống của các gia đình thời nay.

1. Bữa ăn tiện lợi: Để bắt kịp với nhịp sống hối hả hiện đại, bữa ăn gia đình giàu dưỡng chất thường được thay thế bằng các loại thực phẩm tiết kiệm thời gian có hàm lượng chất béo cao như gà rán, hamburger… hay thức uống chứa nhiều đường, nước ngọt có ga… Đây được xem là điểm đặc trưng của trẻ em béo phì ở khu vực thành thị.

2. Lạm dụng thực phẩm bổ sung chất béo: Để đảm bảo con mình phát triển khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất, các ông bố bà mẹ thường có quan điểm cho trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên những sản phẩm này có thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn từ 1 - 6 tuổi? Đặc biệt, một khi trẻ đã mắc bệnh béo phì thì nguy cơ đối mặt với các bệnh như tiểu đường, tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ khi trưởng thành là rất cao.

3. Ít tạo điều kiện cho trẻ vận động: Bên cạnh đó, một thực tế khác đặt ra, trẻ em tại các thành phố lớn hiện nay được phụ huynh tạo cơ hội tiếp xúc với công nghệ cao từ rất sớm. Các bé dành nhiều thời gian giải trí bằng những trò chơi điện tử, mà bỏ qua những trò chơi vận động bổ ích. Trong khi đó, vận động đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trí não và thể chất ở trẻ. Trẻ ít vận động thường trở nên thụ động, phản ứng chậm chạp trước mọi tình huống. Ngoài ra, ít vận động cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng thừa cân ở trẻ.

Vì một tương lai khỏe mạnh cho trẻ

Bất cứ bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình phát triển cân bằng giữa cân nặng và chiều cao nhưng không nên vì thế mà lạm dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn của trẻ. Việc này khiến trẻ chỉ hấp thụ chất béo mà bỏ qua các dưỡng chất còn lại, bỏ lỡ những cột mốc quan trọng cho sự phát triển toàn diện.

Mẹ cần chú trọng xây dựng bữa ăn dinh dưỡng của trẻ với tỷ lệ đạm : béo : đường (P:L:G) phù hợp theo khuyến nghị của Viện Nghiên cứu y - xã hội học (ISMS) như sau:

Đối với trẻ từ 1 - 3 tuổi tỷ lệ P:L:G phù hợp sẽ là 13,6% - 17,9% - 48,9%;

Nhóm tuổi từ 4 đến 6 là 13,5% - 22,5% - 64%. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung cho con những vi chất dinh dưỡng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Sau đây là một số điều phụ huynh cần lưu ý trong việc xây dựng bữa ăn cho con:

1. Sử dụng vừa phải các loại thức ăn nhanh, váng sữa, và nước ngọt có ga…

2. Bổ sung vitamin K2 bằng các loại thực phẩm như trứng gà, thịt và những chế phẩm từ sữa có thành phần dinh dưỡng cân bằng như sữa chua, và đặc biệt là phô mai tươi giúp tăng cường khả năng hấp thụ can xi, cho trẻ một hệ xương chắc khỏe.

3. Bổ sung các loại men tiêu hóa như lactococcus lactis subsp.cremoris và lactococcus lactis subsp.lactis, tăng cường khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn ở trẻ.

4. Khuyến khích trẻ vận động bằng các buổi tập thể dục cùng gia đình như đạp xe, chạy bộ hay bơi lội…

Võ Trúc


Tổng hợp & BT:

Về Menu

trẻ em, tăng cân, béo phì, dinh dưỡng

Trung Chien pancake dâu tằm lam vit nuong la gung cà tím nhồi thịt nướng Trâm Phạm wakame soup bánh bông lan bơ quatre quart Pháp Thiên canh kim chi nấu thịt đậu banh mochi nhan custard canh thịt bò nấu nấm cơm rang lạp xưởng banh tam bi cach lam banh he nhan thit nha đam đường phèn món ăn từ thịt heo phụ nữ và những điều cấm kỵ cach nau canh chua muc cách nấu xôi lạp xường Món Ý nau thit bo bánh mỳ chuối nướng mi tron thom ngon Bún bò xào Mứt rau cau dê hầm Nấu món ngon cách làm nem tai nấu cà ri tôm bánh donut ngam gà viên sốt chua ngọt cách rán xúc xích nướng chuối giam gà nướng mẻ cong thuc nau xoi cach nau che thanh long banh quy dua hanh nhan 11 thực phẩm tránh để trong ngăn đông gà chiên mắm banh mousse xoai lam củ kiệu bò bía hến tự làm bột nêm cách làm súp nui siro hoa quẠnau che do xanh nấu canh trứng bun chả cá sa kê tẩm bột chiên nam bo kho cu sen ngon nước ép thơm chanh com ga roti nuong banh mi cach nau canh suon hat sen oc mong tay xao khìa công thức bánh bông lan lạp xưởng dừa non xay mon ca chua cần xào khoai tây bánh lọc lá chuối xào nấm kim châm với đậu hũ goi thit bo hanh tay cach che bien ga cach lam tom sot thom nước ép ổi với chanh học cách làm bánh ngon cách ăn buffet khoai rán xào thịt bò cần tây lam banh quy ngon mẹo làm súp bí đỏ ngon xôi nhân tôm món ăn tăng cường dinh dưỡng cho nam bun sua ca loc Lai rai vó bò xách bò phố Hòa Mã bánh thơm chiên giòn må å cach nau mi xào thit xong khoi boc uc ga lam ruoc thit heo mon ngon tu trung thực phẩm tủ lạnh trứng sữa chua chao thit món ngon sò muc don thit sot sa te mẹo nội trợ chao cho be cupcake dừa cha trung hap goi hai san thom ngon che bubur cha cha ngon Đến cách làm kem dâu turng cut rim thom ngon canh bí nấu sườn non ca tim sot thit ngon sandwich sua rau câu tráng miệng Sakura Jelly món sữa đậu nành gạo lức sinh tố xoài và dưa canh đậu hũ non nấu mướp bánh nếp lá dừa nhân đậu ca nấu bỗng lam salad tom muc ngon Bánh mì thịt nước trái cây ngâm bikini khoai lang rim đường mon nuoc cach lam thit vien công thức cookie gừng bánh gạo trái tim bánh mì huỳnh hoa Cách nấu che buoi bo sot vang don gian mâm cỗ Tết truyền thống giao ban Quốc cach lam bo kho ngon chè bắp ngô nhung mon xao món tráng miệng sao ăn gì bánh nấm chiên bánh trung thu nhân vừng hào nướng