Trước mình đã nói cách xem vảy chân gà đó cũng là một cách xem tướng gà mà được rất nhiều người sử dụng. Nhưng hôm nay mình xin thiệu đến cách xem tướng gà thông qua một số bộ phận khác nữa để có nhưng đánh chuẩn hơn về gà của mình.

	Cách xen tướng gà đế có nhưng đánh giá chuẩn về gà

Cách xem tương gà qua lưng , cần cổ gà, mắt gà, đầu gà, mặt gà,cựa gà


1) Lưng gà :
Lưng gà hay phải theo xuôi với cần cổ bằng ngang, thẳng băng, xéo tiếp với đuôi.
+ Chú ý Gà lưng dài thì tốt, lưng ngắn thì dở, to hông thì có dư sức khỏe.
+ Tránh chơi gà lưng gù, vòm cong như lưng tôm là loại gà bất tài khi đêm đi thi đâu sẽ thua luôn.
+ Lưng gà và lưng cánh, tạo thành một mặt phẳng trên lưng, gọn gang nhỏ dần về đuôi, hơi xéo xuống đuôi, gà ấy giỏi lắm nếu được huấn luyện tốt thì sẽ là nhưng chiến kê thực thụ.
+ Lưng xéo xuống đất về phía cổ, gà dở.
+ Lưng xéo xuống đất về phía đuôi, gà tốt.
+ Lưng bằng ngang, có con hay con dở, đa số là dở.
+ Bề ngang của lưng tại hai bên nách, nhỏ, lép, gà thiếu tính bền.
+ Trên lưng có bộ lông mã thả thong hai bên hông, phía sát đuôi, gà nhiều lông mã, xem rậm rạp, tốt lắm.
Nếu những lông này dài, nhọn như kim được thả xuống, mũi chỉ về phía trước, chứng tỏ gà bền sức, cựa đâm nhiều, rất quý, mã ấy gọi là "mã kim".
+ Nếu lông mã, cái to cái nhỏ, nửa mái lại nửa gà thường, gà ấy tốt, thường là gà hay. Lông mã mọc nhiều hai bên đùi, quý lắm.
+ Gà xám tro, ô ướt, tuyền một sắc, tốt.
+ Ngũ sắc thì may độ lắm, không kỵ sắc nào.
+ Lông mã nhiều sắc không tốt, nhưng có ít chấm như sao, lại quý.
+ Lông mã có màu như lông công là gà hay, có tài.
+ Đôi vai gồ lên, không bằng phẳng, vai hẹp, tốt. Gà ấy đứng nước khuya giỏi ( chẳng nên lầm với hai trái chanh, càng lớn càng tốt).
2) Cần cổ gà :
Cổ gà nòi tốt thì thường dài, nhưng chú ý nếu dài quá thì lại là dở, cần cổ sẽ không lấn được lúc giao chiến. Cần cổ được kể từ dưới lỗ tai trở xuống đến gáy, chạm lưng, nếu gà cần cổ quá nhỏ, thật bất tiện, gà ấy yếu, khó trả đòn mãnh liệt được như thế sẽ dễ bị đối thủ phản đòn. "Gà cựa" cũng như "gà đòn", cổ to là tốt, nhưng thường "gà cựa" cổ bé nhỏ hơn "gà đòn". Cổ có nhiều hình thù khác nhau: cổ tròn, cổ dẹp, cổ liền, cổ rời, cổ cò và cổ kên kên.
Cổ tròn thì tốt, cổ dẹp thì xấu
Cổ liền thì tốt, cổ rời xấu
Cổ kên – kên thì tốt, cổ cò xấu
Cổ đôi thì rất tốt
Cần cổ tròn và liền: hay tạt hay quăng, đá trên
Cần cổ dẹp và ngắn: hay đá dưới, đá lòn.
Cần cổ dẹp và dài hoặc tròn mà lỏng rời: là cổ xấu.
CỔ TRÒN: Đứng nhìn gà, ta thấy cần cổ tròn như một ống tre.
CỔ DẸP: Cần gà sẽ chia làm đôi một cách rõ rệt, một nửa dành cho xương cần, một nửa dành cho cuống họng, cổ không được no tròn.
CỔ LIỀN: Cổ liền thường tròn, đưa tay bóp xương cần, không thấy nhưng mắt cần ráp lại, tựa như mắt tre vậy.
CỔ ĐÔI: Cần cổ gà cứng, tròn to từ trên xuống quá khỏi gáy, không phải cổ đôi, thường ở gáy có miếng da mỏng kéo từ cổ xuống lưng.
CỔ RỜI: Trái ngược với cổ liền, ta sẽ thấy từng mắt nổi lên rõ ràng khi đưa tay nắn cần cổ.
CỔ CÒ: Gà cố dài nhòng thẳng tắp hoặc quá cong sau ót và trước ngực.
CỔ KÊN KÊN: Là cổ ngắn, tròn, cong trên ót, trước ngực, cổ không lồi ra, cổ to và liền. Lấy tay đẩy cổ gà qua lại, lên xuống, trong khi tay kia giữ thân gà, cốt xem cần có cứng không, yếu là dở.
-    Cổ ngắn là đúng cách nên dung.
-    Cổ tròn và dài là gà đi trên, đánh từ cần cổ địch thủ trở lên.
-    Cổ dẹp và ngắn là gà chạy dưới, đá chuyên hầu, vai, đùi, ngực.
Cổ gà vừa đòn vừa cựa thường to mà đẹp, như vậy vẫn có khi dung được.
Cổ gà nếu thấy một vảy đóng sau tai, tựa như vảy dưới chân, có khi lông cổ che mất, xem rõ mới biết, rất tốt, gà này được mệnh danh là "linh kê", quý lắm.
-    Cần cổ tròn và liền: hay tạt xuống hay quăng, đá trên
-    Cần cổ dẹp và ngắn: hay đá dưới đá lòn
-    Cần cổ dẹp và dài hoặc tròn mà lỏng rời, cổ xấu.
Mắt gà :
Mắt gà: giác quan bất lộ cần phải đặc biệt chú ý mới nhận ra được. Con mắt là nơi biểu lộ tính khí của con gà nhiều nhất. Nó gan lì, hung hăng và tài ba là dường nào, cũng đều nhận thấy từ nơi con mắt. Tiền khởi nhìn con mắt phải sâu, đừng sâu hoắm khiến con gà chậm chạp thì khi thi đấu dễ bị dính đòn. Mắt bằng ngang, không sâu chẳng lồi, gà ấy có bản tánh hiền lành, nhát đòn khi thi đấu dễ chạy. Nếu mắt lồi, không tốt, dễ đuối, nhát. Mắt gà tốt thường có viền đen chung quanh mí, tròn và con ngươi phải tròn như hạt trai, con ngươi đen, thật tròn, nhỏ mới linh động, thế mới đúng câu "giác tâm nhị tiểu" của Lê Văn Duyệt. Trong mắt có nhiều màu sắc khác nhau.
a)Kiểu màu mắt thấy là phải chọn ngay :
-    Trắng dã: tính khí lỳ lợm, gan dạ, đòn độc thấy là phải ngay đừng để huấn luyện tốt sẽ là một cực phẩm đấy.
-    Trắng ngà: cũng tốt nhưng kém hơn màu trắng dã.
-    Bạc: lanh lẹ, linh động.
-    Vàng thau: hung hăng, dữ tợn, lỳ lợm.
-    Vàng đất đốm đen: gọi là mắt rắn hổ, nếu mí mắt bằng ngang, gọi chung là "mắt ếch" (mí mắt không cong theo vòng tròn của mắt).
-    Mắt ếch: màu nâu có đốm đen hoặc nâu huyền, gà lỳ lợm.
-    Mắt sao: tựa như mắt bạc và xám.
-    Mắt hạt cau: mắt trắng, hoặc đỏ hay xám hoặc vàng, có tủa ra chỉ hồng, dữ dằn.
-    Mắt lửa: mắt màu đỏ tía như lửa, gan dạ, hung hăng.
-    Mắt xanh: có màu xanh nhạt, nhìn xa tựa như mắt trắng, gà có tài.
b) Kiểu màu mắt thấy phải tránh xa
-    Mắt đen thui: còn gọi là "mắt cá lóc", nhát, dễ chạy bậy mua về chỉ tổ tốn tiền.
-    Mắt đỏ nhạt: nếu hơi lồi thì gọi là "mắt ốc cao".
-    Mắt vàng: yếu.
-    Mắt xám: thường.
+ Nếu là loại nhạn, chuối, ô bông, bông nhạn, bướm, xám gạch, ngũ sắc, xám tro, mà có những màu mắt kể trên thì khôn, xứng tướng.
+ Nếu mà có đôi chân trắng (những màu mắt kể trên) sẽ không tốt. Ngoại trừ mắt hạt cau dung được. Nếu là loại: điều, ó, ô, xám, khét, ngũ sắc, ô điều, và có những màu sắc trên chơi mới quý.
-    Cặp mắt trắng, đôi chân trắng, cái mỏ trắng, nếu là: ô, ô điều, điều xám, đều là gà tốt.
-    Gà có chân xanh mắt bạc, vàng thau, tốt.
-    Gà ô chân xanh hoặc đen, nên có những mắt trắng hoặc những màu nên chơi. ( chung quy chỉ nên dung những màu mắt kể trên). Nếu gà có mỗi mắt một màu khác nhau, gà này tuy khá nhưng không nên chơi, vì nó kém bền, không đúng cách, thuận một bên, dễ mù. Còn gà có hai màu, nhợt nhạt ở một bên mắt, gà ấy yếu, bở sức, đòn thường. Loại gà "đổi màu" theo cảnh vật xung quanh, gà này có tài, nhưng nhát gan (lúc màu này lúc màu nọ).
-    Độc long là gà từ trứng sinh ra chỉ có một mắt (quí tướng) thuộc loại gà hay.
-    Bổ túc cho mắt, mí mắt phải mỏng, để mở ra khép lại dễ dàng, dễ cảm kích hơn.

4 ) Đầu gà :
a) GÒ MÁ: Gò má của gà cần phải cao mới quý, và cũng để bảo vệ đôi mắt khỏi nguy hiểm, nếu cao mà rộng càng quý hơn đây là gà tốt hiếm có bạn đặc biệt lưu ý.
b) LỖ TAI: Phải được nhiều lông nhỏ, cứng che kín, để bảo vệ khi giao chiến, có thể đất cát lọt vào, gây trở ngại cho óc, làm gà mất nhanh nhẹn.
c) LỖ MŨI: Lỗ mũi nên mở rộng, để gà không nghẹt thở lắm để khi thi đấu có thể điều khí hài hòa tránh mất sức.
d) GÒ TRÊN MẮT: Phía trên mắt gà nòi thường thường nhô lên một cái gò, khiến ta thấy con mắt sâu xuống gò này có nhiều hình, có con gò cao, con lại gò thấp, thường gò cao tốt hơn, nhưng đừng quá cao để che mất mắt khi đứng trên nhìn xuống, chỉ them chậm chạp.
Những gò này được tính từ lỗ tai chạy dài ra gần phía mũi.
Gò nổi: nổi lên sát phía mỏ, con mắt hơi lui về phía sau tai, thì bộ mặt gà dữ hiện ra ngay.
Gò lép: gà thường đánh trên, nhưng kém gan dạ.
Gò lồi: gà đánh trên, đánh dưới tùy con, nhưng gan lỳ. Đầu gà phải nhỏ hơn cổ, ít ra cũng bằng cổ, đừng lớn hơn sinh ra chậm chạp, nặng nề, trên đỉnh đầu chia ra làm hai, ấy là sọ đôi thường yếu. Đầu gà bằng láng, tròn, thon xuôi như quả xoài là tốt. Đầu tròn xuôi xuống cổ, nhưng cách cổ bằng một khấc, lõm xuống rồi mới đến cổ, tiếp tục cong vòng xuống thân, loại đầu này thường trên đỉnh bằng trơn, tốt lắm, đích thị gà thế, lúc giao chiến gà này luôn luôn thủ giấu cái đầu của nó dưới bụng, dưới cánh địch thủ.
*Chú ý: gà nào thì sọ với cổ cũng cách nhau 1 rãnh ngang, nhưng tùy con, nhiều và ít mà thôi.
- Gà mặt có nhiều vết nhăn nheo, gọi là mặt "gốc tre", tốt lắm, gà này rất bền sức và gan dạ.
- Mặt gà có những bớt đen, gọi là "mặt lọ", gà này dữ.
- Con mắt nghiêng, ngửa lên trời, mắt hơi cao lên đỉnh đầu, gọi là "gà mặt cóc", gan dạ, bền sức.
- Đứng trước mặt gà, nhìn xuống đầu, sẽ thấy đầu hình tam giác, tính từ trái qua phải, nếu đầu gà dẹp, gà ấy lẹ lắm, tránh né rất nhanh, trái lại, đầy, to là gà chậm.
- Trên đỉnh đầu, sọ được chia làm hai, gọi là "sọ đôi" như đã nói trên, gà tuy yếu nhưng "quăng" giỏi, có biệt tài đá "song phi", không cần cắn cổ, gà này đá mở rộng.
- Đầu gà bề ngang rộng, gà ấy gan dạ, chậm chạp hay hứng đòn.
- Đầu gà hẹp (nhìn từ trên xuống), nhút nhát, chuyên môn so vảy trước khi đá, nếu thấy địch tài ba, là cuốn gói (độn khứ lai kê).
- Đầu vừa, không quá rộng và quá hẹp, mắt sâu, gà lỳ lợm, chịu đựng giỏi, ra đòn khéo, nhưng coi chừng mắt quá sâu thì chậm.
- Con mắt to, lớn cả ngoài khuôn loại ấy có biệt danh là "chí tứ bất thoái", gà ấy sống chết coi thường, rất gan lỳ nên chơi.
5) Mặt gà :
Mặt gà cũng có lắm hình dáng khác nhau tùy theo từng dòng, "dòng cựa" khác "dòng đòn" khác, "dòng chung đúc" và nhiều loại " dòng bản xứ" khác nhau.
Thí dụ:
Mặt điền: vuông
Mặt tam giác: tam giác
Mặt nhật: chữ nhật
Mặt góc tre: nhăn nheo như gốc tre
Mặt cú: giống mặt con cú
Mặt lục: lục giác
Mặt khuyết: tam giác lõm
Mặt ó: giống mặt con ó.
Mặt tròn: tròn
Mặt nhọn: nhọn
Mặc cóc: giống mặt con cóc
Mặt lọ: có bớt đen như lọ
Mặt bán nguyệt: hình bán nguyệt
Mặt quạ: giống mặt con quạ
Khuôn mặt là khoảng chung quanh con mắt.
+ Gà có "mặt điền": thường là gà đòn, gan góc, đòn đá hóc hiểm,  nếu con mắt thụt sâu, gan lỳ.
+ Gà có "mặt tam giác": thường là gà cựa, cựa đâm liên tục, nhanh nhẹn lẹ làng, gà mặt tam giác thuộc dòng gà cựa danh tiếng.
+ Gà "mặt nhọn": lẹ làng, nhưng nhát, bở. Gà mặt nhọn có thể được chung đúc từ gà "mặt tròn' và "tam giác" mà ra.
+ Gà "mặt tròn": gà lỳ và lanh lẹ, nhưng kém bền sức, bằng gà "mặt điền".
+ Gà "mặt nhật": có tướng đẹp trai, điêu luyện, nếu hay thì tuyệt hay, bằng không bình thường, nhưng không dở.
+ Gà "mặt cóc": biệt danh là "chí tử bất khoái", gan lắm, chết không chạy.
+ Gà mặt "gốc tre': cũng gan dạ không kém, xem bộ mặt không thấy thư sinh, chỉ thấy lầm lỳ, sống chết bất cần.
+ Gà "mặt cú": mang trong mình tính tình dữ tợn, thêm điêu ngoa.
+ Gà "mặt lọ": cũng nên chơi, chẳng kém gì các gà khác.
+ Gà "mặt lục": hay dở tùy con.
+ Gà mặt "bán nguyệt": dữ tợn hơn mặt tròn. Còn nhiều loại mặt khác, chung quy cũng là do những loại mặt nói trên chung đúc ra, vẫn nên chơi tùy con, tùy tài. Gà đòn nên chơi mặt vuông, gà cựa mặt tam giác, gà pha đòn pha cựa mặt nhật là đúng.
+ Gà "mặt khuyết": đòn hoặc cựa đều hay. Các loại mặt tốt thì gò má và gò mắt phải cao  mới hay.
+ Gà "mặt quạ": trông dữ dằn, ham chiến đấu.
+ Gà "mặt ó": lanh lợi dữ tợn và to gan, đa số gà mặt ó thuộc dòng giống tốt.
-    Khoảng cách ở mặt từ mí mắt đến lỗ mũi, rộng sâu là gà nhạy đòn, địch thủ dễ mất bình tĩnh với nó.
-    Khuôn mặt gà tròn, rộng chung quanh khuôn viên ra tới mũi bằng phẳng, gà ấy bình tĩnh điềm đạm, đánh một đòn đáng một đòn.
-    Gà "mắt lửa": đỏ như lửa, có thể đổi màu tùy lúc, hoặc thêm đốm đen, xanh xanh, con ngươi cũng đen hoặc xanh, đúng gà ấy được mệnh danh là "cuồng kê", gà quý lắm.
-    Gà tròng vàng sậm có điểm đen hoặc xanh, loại mắt thau cũng quý. Như đã nói qua, mắt trắng dã, đá nhanh đòn, né tránh gọn gang, ra đòn nguy hiểm, mắt long lanh sáng ngời, chớp có sao, là loại khôn ngoan ít có.


6) Cựa gà :
Cựa gà được gắn liền gần thới tại đôi chân. Cựa giống một long xương, ruột có máu bọng, đầu nhọn. Cựa có khi to gần bằng ngón tay út, có khi nhỏ như đầu đũa, thường chỉ về phía sau, hơi cong hoặc thẳng tùy con. Cựa có nhiều loại:
a)    Cựa sáp: bên ngoài được bao bọc bởi một lớp men, dẻo như sáp, nếu lấy dao mà cạo, ta sẽ thấy ra những lớp như cạo đèn cầy, sau đó là đến lớp xương rồi mới đến máu.
b)    Cựa thép: thường màu đen, nếu cạo sẽ thấy cứng hơn nữa, dẻo.
c)    Cựa xương: màu trắng đục, nếu cạo sẽ thấy giòn cứng.
d)    Cựa vôi: lớp ngoài rất bở, tựa như vôi đóng, không gọt chuốt được.
e)    Cựa da: đụng mạnh vào cựa thấy lung lay, rung rinh (cựa giấp).
* Hình dáng của cựa:
-    Đôi cựa dài, hơi cong mũi được gọi là "song đao".
-    Nếu mũi cựa hơi nghiêng về phía sau một chút, đứng cất chéo lên nhau, được gọi là "song đao nghiêng" (cựa độc rất hiếm có).
-    Nếu cong ít hơn song đao gọi là "siêu đạo" (cựa độc).
-    Hai cựa ngay thẳng chỉ vào nhau gọi là "giao chỉ" (cựa khá).
-    Nếu thẳng, quay mũi ra phía khác, gọi là cựa "hứng gió" (dở).
-    Nếu ngay thẳng, và chỉ xuống đất được gọi là "chỉ địa" (thường).
-    Nếu cựa "chỉ địa" được vảy huyền tram đóng ngay cựa (đâm nhiều), còn gọi vảy ấy là "trung huyền" (huyền tram công tự)
-    Cựa cong ra phía sau nhiều như cặp sừng trâu gọi là "hom lọp" (xấu).
-    Trên cựa có một vảy to, dưới cựa có một vảy to, có đòn tài.
-    Trên và dưới cựa chính, có nổi lên hai cựa phụ thấp hơn, nếu hai cựa này rung rinh, thì tốt, gà quý, gọi là "cựa lục đinh".
-    Gà cựa, cựa có chấm hình lưỡi liềm, hay lưỡi đao, nó ửng nổi trong cựa, cựa trắng thì ửng đen, cựa đen ửng trắng, nhìn qua ánh sáng mới thấy được, cựa này không kỵ gà nào, nếu có gà tài đâm là đâm chết, gọi là "uyên võ đệm giáp".
-    Cựa có ba chấm mọc ra, nhọn như móng cọp, đâm rất độc, gà địch bị đâm chịu không nổi mà chạy, gọi là "cựa độc đinh".
-    Cách từ cựa xuống thới, có bốn năm chấm tròn, trên to dưới nhỏ, chân cựa vuông, đáu tròn nhỏ, là cựa độc, gọi là "thượng áp hạ".
-    Cựa nhỏ như đầu đũa, dài, gọi là "cựa kim".
-    Cựa ngắn ngay sát với thới, xuôi một chiều như nhau, ngược với cựa"hứng gió" gọi là "cựa êm", còn tùy xuôi nhiều hay ít, nếu xuôi ít và cất chéo lên nhau thì tốt, đồng thời phải cong vừa.
-    Nếu đóng sát thới cựa đâm nhiều.
-    Hai cựa một màu đen một màu trắng, hoặc phân nửa trắng phân nửa đen cho một cựa, có tên là "nhật nguyệt" (cựa dữ, tốt).
-    Tam cường: mỗi chân có ba cựa, một cựa dài và hai cựa ngắn hai bên, hai chân như nhau, gọi là "tam cường" gà này đá hiểm (hai cựa phụ gần như lộ nổi).
-    Cựa lục đinh: trên dưới cựa chính có kèm hai cựa phụ nhưng thấp hơn, nếu hai cựa phụ này rung rinh thì rất quý, gà quý mới có.
-    Đại đoản cao: cựa to bản và ngắn, tầy đầu, thường thấy ở cựa "lục đinh" (gà đòn), gà này ưa đá cần, đòn khá.
-    Cựa thắt lại ở gốc và nở ra ở phía ngoài, nó khấu vào chung quanh cựa, gà có cựa như thế nhất định đâm mắt địch thủ.
-    Cựa nhiều thép, chột nhỏ, tròn, cựa đóng sát thới, cần nhất là "vọng cựa" chiều cựa theo thới, khi xếp xuống phía dưới gọn hơi cong lên, nghiêng từ gốc đến ngọn cựa lối 10 hay 12 độ và dài tới 3 hoặc 4 phân là cựa đáng sợ nhất.
-    Cựa dóng cao, to chột gọi là cựa "củ cải", xấu.
-    Cựa xốc lên gối gọi là "chỉ thiên" xấu.
-    Cựa "hứng gió" cựa gài của nó xoay ngang, quẹt ra phía sau và chúi đầu xuống là cựa xấu.
Trên là cách xem tương qua thông qua các bộ phận của gà bạn hãy chú và nhớ để có thể chọn cho mình nhưng con gà tốt gà hay nhé. Bạn cũng có thể đóng góp ý kiến để cùng xây dựng  cho bài viết được hoàn hảo hơn nhe. Bạn cũng tham khảo cách xem tướng gà khác ở kiến thức gà chọi nhé
 


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Cách xem gà chọi

che khoai lang bi do ngon làm mứt lõi Phở thạch táo Bánh chuối rieu lác mon xao thap cam củ cải xào thịt bò dòng kem sữa chua dê cách làm Hà Ly hong chiên thit cầu nghe KIM CHI cach lam kem chuoi nguoi bam gạo Thit bò sac nà ng bề Cá rô đầu vuông ngon quên mời origami cách làm thịt bò khô miếng chien bo hướng dẫn làm bánh mực xào dấm cach lam sâm bi dao ốc hương nướng muối ớt mẹo MÓN Làm xíu mại cà tim xao trái bơ Banh gaofaln hap dan Háºnh thủ cách rang cơm ngon Xuân châu chấu rang hôm di mà lai côn Thuc thịt bò hầm rượu vang sản chả cá kiểu Thái cách làm heo khô xé sợi Cơm cuộn gạo già khoai mì trộn dừa hấp hướng dẫn làm bánh Già trá doi quà valentine chao cua Mọc hủ tiếu xào thịt cừu nướng Thịt cừu nướng may lam chả cuốn mÓn cã há cach lam canh khoai tay trà tắc pha mật ong Tuyết bắp nạm bò kho sả gừng cháo thịt chim bot chien gion bánh khoai dừa nom ga Mon bun banh doughnut Ly tử nhà Reeva 3 Mien Nghệ Thơm mãi vị chả cá Lã Vọng kem chuối bơ đậu phộng Cửu Rua thịt bò cuộn lá lốt luon xao lan Lam mam ca thit heo ngâm nước mắm Chao Sức khỏe chá Ÿ Về tự pha mắm tôm ngon KEM kem trà trứng ngon nhiều cháo bí thịt viên banana cach lam khoai mi hap CHÃƒË làm bánh nhúng Phân Phớ bò ga nau nuoc dua boË bánh trung thu rau câu hương dâu cháo lương bánh rế dọc Mắt Do uong nấu món hàn quốc hướng dẫn làm mì căn dế Dò