Mỗi loại thớt có cách sử dụng và cách bảo quản riêng. Để đảm bảo vệ sinh cho cả nhà, mời bạn cùng tham khảo cách hay dưới đây. Bảo quản thớt cho đúng, bạn đã biết cách chưa?
Bảo quản thớt cho đúng

Mùn và những vùng đen trên thớt chính là các ổ vi trùng còn lại sau mỗi lần bạn sử dụng. Dù bạn đã rửa thật sạch bằng nước, trong các vết cắt trên bề mặt thớt, vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển. Trong ổ vi khuẩn đó có một số loại dễ gây bệnh như salmonella gây viêm dạ dày, ruột, sốt thương hàn và Ecoli gây tiêu chảy.

Để tránh nhiễm bệnh, ngoài cách vệ sinh thông thường, các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng thớt thích hợp với mục đích và từng nhóm thực phẩm khác nhau.

Thớt thủy tinh

Những chiếc thớt chất liệu thủy tinh với màu sắc rực rỡ, đẹp mắt sẽ tô điểm cho gian bếp thêm phần sống động. Thớt thủy tinh làm từ thủy tinh chịu lực nên không bị mùn, không bị ô-xy hóa, dễ lau rửa, chịu được nhiệt độ cao. Bạn có thể yên tâm thái thực phẩm mà không sợ làm trầy xước bề mặt thớt. Tuy nhiên, đây cũng chính là nhược điểm của loại thớt này. Bề mặt thớt cứng làm dao nhanh cùn và không thích hợp cho việc băm, chặt thức ăn. Ngoài ra, bề mặt thớt trơn nhẵn có thể khiến dao dễ bị trượt, gây nguy hiểm cho người sử dụng.   Vì thế bạn chỉ nên dùng thớt thủy tinh để thái trái cây, rau củ, thức ăn mềm, các món cơm cuốn, sushi, thức ăn đã được chế biến như thịt luộc, thịt quay, giò, chả.  

Ngoài sự tiện dụng, đẹp mắt, bạn cũng nên Lưu ý đến chất lượng thớt. Bạn nên chọn mua sản phẩm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và niêm yết kiểm định đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của nơi sản xuất.

Các bà nội trợ cũng nên có thớt dành riêng cho thức ăn sống và chín, thậm chí có thể có các thớt màu dành riêng cho thịt, cá. Thớt dành cho thức ăn chín, bạn cần tráng qua nước sôi trước khi thái, chặt thức ăn. Sau khi sử dụng, bạn cần treo thớt nơi khô thoáng, có ánh nắng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Sau sáu tháng sử dụng hoặc khi mặt thớt xuất hiện vết nứt, vỡ, ngả màu đen, có mùi lạ, bạn nên thay thớt mới.

Thớt nhựa

Thớt nhựa có trọng lượng nhẹ và khắc phục được những nhược điểm của thớt gỗ như không bị thấm nước, không có mùn thớt và không bị mục. Tuy nhiên, loại thớt này không chịu được lực tác động lớn. Nếu bạn chặt thịt cá, thớt có thể bị nứt, vỡ, dao nhanh cùn hơn. Vì vậy, giống như thớt thủy tinh, bạn chỉ nên sử dụng thớt nhựa để thái các loại thức ăn đã chế biến, không cần nhiều lực.

Ngoài kiểu hình tròn và hình chữ nhật quen thuộc, thớt nhựa còn có loại chia ngăn giúp bạn sơ chế cùng lúc nhiều loại thực phẩm. Hiện trên thị trường đã có loại thớt nhựa chứa chất microban diệt khuẩn, có tác dụng phá vỡ chức năng tế bào của vi khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc sinh trưởng, phát triển trên bề mặt thớt.

  Khi sử dụng thớt nhựa, bạn cần lưu ý:   - Tránh ấn dao quá mạnh khiến các vết dao hằn trên mặt thớt, tạo thành những khe hở cho vi khuẩn sống, đồng thời làm thớt nhanh cũ.

- Khi thớt bị ố, ngả màu, bạn nên ngâm thớt trong giấm, nước cốt chanh trong vòng hai giờ, rửa thật sạch lại bằng nước rửa bát, tráng nước sôi để làm thớt sạch và mới lại, giúp kéo dài tuổi thọ của thớt.

Thớt gỗ

Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn. Chúng có nhược điểm là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục. Vì thế, khi sử dụng thớt gỗ, bạn lưu ý:

- Chọn thớt độ dày đều, không có mắt gỗ.  

- Khi mới mua về, bạn ngâm thớt trong nước muối mặn theo tỷ lệ: 200 gram muối/1lít nước, trong 24 giờ, sau đó phơi khô thoáng. Điều này giúp thớt có đủ độ ẩm, không bị rạn nứt về sau.

- Để thớt không bị mùn hay có mùi, sau khi sử dụng, bạn nên chà rửa thớt bằng một ít nước rửa bát hoặc chanh tươi. Sau đó, bạn lau khô và treo thớt ở nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc.


Tổng hợp & BT:

Về Menu

mẹo vặt mẹo nhỏ trong bếp

mưa Ngô Tuyết Phượng Cánh gà chiên mắm Đi chanh dây dâu tây nếp cẩm canh suon non gà kho 10 món du khách phải thử khi đến Việt huong Dan lam banh khoai tay chien mi ª Tips Phát minh hiệu quả cho cuộc sống đậu hũ nhồi thịt sốt cà chua Võ cach nau lau bach tuoc nộm măng tôm thịt thit bam xao socola trung bánh mì hương quế bánh phu thê su sê bánh quy sô cô la trái tim xào bí đỏ với mận hat suong sa cha gio salad mè trộn bắp cải cach lam mut ca rôt Món gì nuôi dưỡng tinh binh Tép rang sả banh brioche banh flan jelly mứt khoai ngày tết nom dua Mien trung đao Dễ thit ga chien bánh mì nhân xúc xích lÃng cach lam suon cuu Hy Lap mì Quảng gà món Trung Trâm Phạm phụ kiện Cach lam keo mỳ ý sốt hải sản thạch dưa hấu gà quay cha gio tom thit ngon trang trí nhà mùa thu đậu xanh rán Thit lon kho heo chien bot sot me măng chua må å cach lam cua chung ngon a xít béo trầm cảm bệnh nhân plan bí bo banh mi Ngon như đọt chạy miền Tây vị mặn hướng dẫn cách làm cua trứng chiên ăn sáng cach lam sushi chien ngon mực xào đậu Đê banh gan cach lam banh flan cafe cà ri gà mì ý trộn đậu hà lan khoai lang ngào củ cải Canh thịt bò nấu củ cải dà heo Sườn non Bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ cầm Su làm phở bò Phan sữa đậu nành giấm món mực cach nâu mien lươn Là m MON NGON TU THIT Nấu ăn bánh rán banh muffin cÃƒÆ thu cà chua cá xào cake chứng đâu hũ cong thuc mon an gà ga rang giới khoai lang chien món cháo món hàn nuoc mam ngam chan giò mùa hè nui xao thit nhưng mon an ngon sa tế tào thói trứng thịt xay thực phẩm hơi thở thơm tho trà xanh cách làm bánh ngon Thịt gà trộn công thức món ăn Bùi giấy loại tiệm bánh mì phố cổ banh ca rot ngon chè bí cach lam le tron thit ga Ca Nuong nạo