Trong 3 tháng đầu mang thai, vấn đề chị em dễ gặp phải nhất là ốm nghén và nôn ói. Tình trạng này khiến các mẹ gặp khó khăn trong chuyện ăn uống bởi ăn
Bà bầu ăn gì để thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng đầu?



Trong 3 tháng đầu mang thai, vấn đề chị em dễ gặp phải nhất là ốm nghén và nôn ói. Tình trạng này khiến các mẹ gặp khó khăn trong chuyện ăn uống bởi ăn sẽ không ngon miệng hoặc chỉ cần ngửi mùi thức ăn là có thể nôn ngay. Làm thế nào để không ăn được nhiều nhưng vẫn bổ sung đủ dinh dưỡng cho con đây?

Dưới đây là những loại thực phẩm cực nhiều chất dinh dưỡng giúp mẹ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con và bớt cảm giác buồn nôn.

Rau có màu xanh đậm
Rau lá xanh thẫm nói chung và rau bina nói riêng chứa rất nhiều axit folic – đây chính là dưỡng chất quan trọng cho ống thần kinh của bé và chống lại sự mệt mỏi khi mang bầu. Mẹ bầu cần bổ sung axit folic ngày từ trước khi mang thai và đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ.



Đậu lăng
Các chất protein trong đậu lăng hỗ trợ tích cực tới sự phát triển mô và cơ của thai nhi. Ngoài ra, đậu lăng còn giàu chất xơ chống lại chứng táo bón cho thai phụ.



Cam quýt bưởi






Cam quýt bưởi rất giàu vitamin C - loại vitamin giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, mạch máu cho bào thai và tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu. Ngoài ra, acid folic trong những loại hoa quả này còn hạn chế nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống cho thai nhi.

Các loại hạt






Hạnh nhân chứa chất chống oxy hóa và vitamin, làm tăng khả năng trao đổi chất, giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng và đặc biệt tốt cho sự phát triển của thai nhi. Omega-3 trong quả óc chó có tác dụng phát triển não bộ cho trẻ.

Pho mát tiệt trùng



Pho mát chứa nhiều canxi và protein – hai chất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và cơ. Tuy nhiên mẹ bầu cần nhớ phải ăn pho mát đã tiệt trùng nhé.

Măng tây






Sự thiếu hụt vitamin D ở thai phụ có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ. Bởi vậy chị em nên ăn nhiều măng tây – thực phẩm dồi dào vitamin D.

Trứng






Trứng là nguồn đạm chất lượng cao, chứa nhiều canxi, vitamin D. Ngoài ra Omega-3 trong trứng cũng rất tốt cho sự phát triển của não và thị giác của thai nhi.

Súp lơ xanh






Súp lơ xanh không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho thai phụ như calcium và axit folic mà còn chứa chất xơ và chất chống oxy hóa. Súp lơ xanh cũng chứa nhiều vitamin C nên giúp cơ thể hấp thụ sắt khi ăn cùng với thức ăn giàu sắt như mì sợi và gạo không xát.

Đậu đỏ



Hầu hết mẹ bầu thường bị thiếu máu trong thai kỳ. Để tăng lượng hemoglobin, chị em nên đưa đậu đỏ vào chế độ ăn hàng ngày. Những loại hạt giàu chất sắt như đậu đỏ cũng nên được bổ sung sau khi sinh nở.

Sữa chua






Sữa chua là nguồn thực phẩm dồi dào canxi và vitamin D, rất tốt cho sự phát triển xương của trẻ. Vi khuẩn có lợi probiotic trong sữa chua có tác dụng “đánh bay” mệt mỏi, uể oải cho thai phụ.

Đậu bắp






Đậu bắp chứa rất nhiều vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, các nguyên tố khoáng vi lượng như kẽm và canxi. Ngoài ra đậu bắp còn cung cấp chất xơ và acid folic cho thai phụ giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ, “nhổ tận gốc” chứng táo bón cho thai phụ.

Thịt gà






Thịt gà chứa lượng chất sắt – rất quan trọng cho thai kỳ - giúp tạo ra tế bào máu đỏ và giúp cơ thể có đủ oxy. Thiếu máu là căn bệnh phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai, vì vậy mẹ bầu cần Lưu ý ăn đầy đủ những loại thực phẩm giàu sắt.

Cá hồi






Đây là nguồn cung cấp DHA tốt nhất. Axit béo omega-3 giúp não bộ và hệ thần kinh của bé phát triển. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bà bầu ăn nhiều cá thì não bộ của thai nhi càng phát triển. Mặc dù cá hồi có ít hàm lượng thủy ngân nhưng ăn cá hàng ngày có thể làm tích tụ một lượng lớn trong cơ thể nên chỉ nên ăn đến 360 gam mỗi tuần.

Thịt đỏ






Trong thịt bò, thịt nạc lợn có chứa một lượng lớn chất sắt, protein, B6, B12, kẽm, colin, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là quá trình phát triển của não bộ. Tuy nhiên, khi ăn thịt bò các bà bầu nên chọn loại thịt bò nạc, và nên ăn điều độ để tránh tình trạng dư thừa cholesterol trong máu.
Thịt bò, lợn chế biến theo cách nào cũng rất giàu dinh dưỡng và cũng quá ngon miệng. Các mẹ tuyệt đối nên tránh các món làm bằng thịt tái hoặc các món thịt đi kèm với nhiều loại gia vị cay, nóng.

Cẩm Vân






Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết Bà bầu ăn gì để thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng đầu?

Che nep nước sâm Goi bong sung lẩu kim chi hàn quốc hướng tôm hấp nước tương trà sữa Tự làm trà sữa trà xanh tại công thức nấu ăn Súp gà nấu nước long ga xao chế độ Cà kho Cháo ong quên để phần bà sườn chiên sốt tỏi nguyen tac nau an nem ca thùy nhật bản cach lam dau hu sot trung dinh dưỡng bánh xèo tôm canh cÃƒÆ tây thịt nguội xào nui cách làm cupcake cây thông nấu củ cải Mẹo giúp bạn chọn cua cach lam tom rang man ngot cách trang trí bánh Ca sot me xào cải với nấm hương bắp rang bơ bo vien ngon Các mon sup canh dau trang ngon chocolate biscotti salsa ngon Giữ hoa tươi bun bo cách làm mực xào ớt đà lạt kem sữa chua trái cây chia sẻ mẹo vặt Đậu phụ phô mai thơm nức hấp dẫn Bữa trưa văn phòng tôm chiên cay canh bak kut teh singapore ngon cốc tai táo nộmund-color: #C74ED8" href="/index.php?q=thịt heo xóc tỏi">thịt heo xóc tỏi gà nướng thịt quay kho bánh quy Banh trang Bò xào chua ngọt 3 món om ngon cho mùa đông Là à bo xao yaourt ngon meo chon chanh ngon Món Canh Ngon cỗ cúng chiều 30 Tết Khoai tay trứng rán bí ngòi Trứng rán bí ngồi canh bí nấu thịt cãch dâu cách làm kem dâu tây gà nấu bò kho bun oc ngon ăm thưc banh mi viet Đêm miền Tây thơm lừng ốc bươu

© 2006 - 2024 NauNgon.com | Email: naungon.com @ gmail.com
Bài viết tại naungon.com, thuộc quyền sở hữu của người viết và của naungon.com.