NauNgon.com sẽ xin lưu ý những thực phẩm bà bầu không nên ăn dưới đây bởi nếu không cẩn thận ăn phải các món ăn từ những thực phẩm này có chứa độc tố cao và gây ngộ độc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

	Những thực phẩm dễ gây độc cho bà bầu cần tránh xa

Ngộ độc thức ăn được gây ra do tiêu thụ thức ăn không hợp vệ sinh, thức ăn chứa chất độc, thường sau khi ăn khoảng 30 phút, có thể sau 2 – 3 giờ, cũng có khi sau vài ngày. Dấu hiệu bà bầu bị ngộ độc thức ăn. Dấu hiệu nhận biết là nhiều người bị tiêu chảy hoặc đi tiêu phân lỏng, còn gọi là đi tiêu chảy lỏng hàng loạt. Người bị ngộ độc thức ăn thường nôn, đau bụng, có sốt hoặc không sốt, đau đầu. Ngoài ra, còn có thể có các triệu chứng thần kinh và toàn thân như nhức mỏi cơ thể, mê sảng, co giật…   Dấu hiệu bà bầu bị ngộ độc thức ăn Bà bầu ngộ độc thức ăn có hại cho cả thai nhi. Ngộ độc thức ăn trong khi mang thai là một nguy cơ cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Tùy thuộc mức độ độc tính của trong thức ăn mà người mẹ ăn vào, độc tính của vi khuẩn qua nhau thai đến thai làm ảnh hưởng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tuổi thai. Với người mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn ảnh hưởng lên thai nhi: dọa sảy thai, sảy thai hay thai chết lưu. Trường hợp thai trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, khi người mẹ bị ngộ độc thức ăn, thai nhi chậm phát triển, thai suy và nặng hơn nữa có thể sinh non, thai chết lưu.   Vì vậy các bạn cần hết sức lưu ý tránh xa những thực phẩm dễ gây ngộ độc cho bà bầu dưới đây : Củ dền Củ rền bà bầu nên tránh xa Củ dền dễ gây ngộ độc ở trẻ em do đó các bà bầu cũng nên hạn chế sử dụng. Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không có liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người. Củ dền có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin, làm hồng cầu mất khả năng vận chuyển oxy gây thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em dễ gây ngộ độc… Vì vậy cũng cần hạn chế sử dụng củ dền ở phụ nữ mang thai. Khoai tây mọc mầm Khoai tây mọc mầm dễ gây ngộ độc cho bà bầu Ăn phải khoai tây mọc mầm lâu ngày có thể bị ung thư gan Đây là một dạng độc chất có khả năng tích trữ lâu ngày ở gan, đến khi đủ số lượng có thể gây tình trạng ung thư tế bào gan. Những củ khoai tây có chứa Solanin là những củ có lớp vỏ ngoài màu vàng ánh xanh lục. Nấm độc

Nấm độc

Đây là một loại nấm độc các bạn tuyệt đối tránh xa.

Đây là loại thực phẩm rất bổ dưỡng với sức khỏe con người nói chung và sức khỏe bà bầu nói riêng. Tuy nhiên, nếu sơ ý ăn phải những loại nấm độc thì hậu quả sẽ khôn lường. Triệu chứng nhẹ khi ngộ độc nấm là đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, nôn, nặng hơn, nó sẽ khiến bạn bị hôn mê, thậm chí tử vong. Không ăn những loại nấm mọc tự nhiên, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là những loại nấm có màu sắc sặc sỡ.

Sắn (khoai mì)

Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) đặc biệt là khoai mì cao sản gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanhydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ. Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt bỏ vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước ít nhất 1 giờ, trong khi luộc không được đậy nắp nồi để các độc tố bay hơi bớt. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sắn.

Măng tươi

Trong măng tươi có hàm lượng Cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều Cyanide, dưới tác động của các Enzym đường tiêu hóa, Cyanide ngay lập tức biến thành Acid Cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.

Trong cơ thể, Cyanide tác động lên chuỗi hô hấp tế bào bằng cách làm bất hoạt các Enzym sắt của Cytocromoxydase hoặc Warburgase, là nguyên nhân gây tình trạng thiếu ôxy tế bào và toan chuyển hóa nặng. Vì vậy mẹ bầu nên cẩn trọng khi ăn măng tươi.

Giá đỗ không có rễ

Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc. Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.

Gừng héo

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

Gừng héo gây hại gan cho bà bầu nếu ăn phải

Gừng héo gây hại gan cho bà bầu nếu ăn phải.

Dưa muối chưa kỹ

Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể

Cá nóc

Độc tố trong cá nóc chính là tetradotoxin có trong buồng trứng, hepatoxin ở gan cá nóc có thể gây ngộ độc và nguy hiểm nhất là có thể gây tử vong.

Ngộ độc cá nóc có thể gây tử vong

Ngộ độc cá nóc có thể gây tử vong

Cóc

Có chứa các độc tố như bufogin, bufidin, bufonin có nhiều trong gan, trứng, phủ tạng, trong nhựa cóc, các tuyến sau 2 mắt, lưng, bụng cóc. Đây cũng là những chất độc đối với sức khỏe của người đặc biệt là thai phụ càng không được ăn.

Trai, ốc hay các loại hải sản bị hư, thối dễ gây ngộ độc thực phẩm vì có chứa thành phần mytilotoxin và histamin gây dị ứng, ngộ độc.

Nói chung khi chế biến các món ăn cho bà bầu các bạn có thể lựa chọn rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác và hết sức lưu ý tránh xa những thực phẩm ở trên.

 


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Món ăn cho bà bầu

chậu hoa bia kho cà cach pha nuoc chanh giam can Túi lưỡi lợn nguy hiểm sức khỏe đài chuỗi Nuong ca khoai lang tím Ốc xào thơm đêm mùa hạ chả ốc chiên cach pha nuoc cham hai san thịt sốt dứa bap cai nau Mẹo vặt gia đình Khử cay khử ngứa banh paris brest ôi mắt MÃƒÆ mắm tôm chả quế chả lụa cách làm Nga Nguyễn Hạ độ mặn cho các món ăn bun thit xao cách làm bánh trung thu đơn giản Nau sua dau nanh Tuyết Nguyễn lam banh khong can lo nuong lòng heo khìa nước dừa vừng Mọc nhĩ cháo thịt bò spaghetti bánh pie Xu xôi bap lê rượu vang lê nấu rượu vang món Ngõ ngon rẻ giữ ấm vit quay me goi ca keo ngon bánh ngô chay chân gà rán CÃÆu thịt bọc sả để rim cá thiều sua tron xoai rau lang chè củ sắn thơm hương nếp Chè củ đậu hũ non Ngắm Ăn măng đúng cách để không bị ngộ công thức trứng xào bún khô xào chay Banh duc Thanh Hoà Phù hap mon an viêt nam sua chua ngon canh chẠcà nau canh ngan bun bo huê Lookchop bánh đậu xanh trái cây món nước cốt dừa Mà i xôi khoai mì Banh trứng banh nuong Nom ga caramel khoai lang nướng cupcake socola mam tom chua ngon Bố sốt mật ong kem rum trái cây banh day sa lát bắp cải dưa leo banh apple cake bún xào cua canh sấu kem nho Mứt cà rốt chè xoài nấu hạt é bánh su kem tẩm đường ghẹ hấp bia saigon Thịt chiên Bí quyết luộc rau muống ngon và xanh thịt heo kho trứng hưỡng khoai tẩm mè nướng huong dan lam pho xao ngon bánh khoai lang tẩm dừa nạo Nâu che trôi nuoc Luong cach che bien bun chua chay Tam trÃƒÆ khoai diện chan ga rut xuong cha thit canh gà Ngo cha bong tep rau muong trang trí món ăn cho bé cach lam xoi cách làm bánh bông lan mặn canh bí xanh nấu với xương gà cách làm khoai lang chiên cang cua chien com ngon dé đắng banh khoai lang nuong ngao sò snack Làm bánh làm kem bánh khoai lang mật Nau tau món khai vị