Các món ăn truyền thống trên mâm cỗ Tết của người Á Đông trong năm mới Âm lịch mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. bữa ăn tất niên của các gia đình Trung
Ẩm thực truyền thống Tết châu Á



Các món ăn truyền thống trên mâm cỗ Tết của người Á Đông trong năm mới Âm lịch mang nhiều ý nghĩa tượng trưng.


  

bữa ăn tất niên của các gia đình Trung Quốc thường có một đĩa cá. Cá là biểu tượng của thịnh vượng vì từ cá (ngư) trong tiếng Trung đồng âm với từ "dư" (dư dả).

Ăn cá trong bữa tiệc được coi là một cách tốt để khởi đầu năm mới và để biến điều ước thành hiện thực. Tuy nhiên, người Trung Quốc sẽ không ăn hết sạch đĩa cá mà để lại một phần qua đêm.



Ở miền bắc Trung Quốc, người dân thường làm sửi cảo sau bữa tối để ăn cho tới nửa đêm. Sủi cảo tượng trưng cho sự giàu có bởi hình dáng giống đĩnh tiền vàng. Sủi cảo có vỏ là bột mỳ, nhân có thể là rau, thịt trộn lẫn. Nó được hấp hoặc luộc trong nồi nông. Người làm bánh có thể chèn một đồng xu sạch vào trong nhân, và ai ăn được chiếc có đồng xu được coi là may mắn. Ảnh: NTDTV



Còn ở miền nam Trung Quốc, người dân thường làm bánh niangao dẻo, bằng gạo và gửi những chiếc bánh làm quà cho bạn bè, người thân trong những ngày tiếp theo của năm mới. Với ý nghĩa từ đồng âm, ăn bánh niangao mang ý nghĩa "phất lên" trong năm mới. Chiếc bánh ăn vặt này là một đồ lễ dâng lên ông Công ông Táo, với mục đích chất đầy miệng thần để ngài không thể nói điều xấu về gia đình lên Ngọc Hoàng. Ảnh: blogspot


 

Tại Nhật, bữa ăn mừng tết Âm lịch có tên là osechi-ryori, được đựng trong những chiếc hộp jubako. Bữa ăn gồm nhiều món, như tảo biển luộc konbu, bánh cá kamaboko, đậu nành đen kuromame, tôm rim với rượu sake và nước tương...

Mỗi món có những ý nghĩa tốt lành để đón chào năm mới. Ví dụ đậu nành đen tượng trưng cho lời Mong sức khỏe, trứng cá trích tượng trưng cho lời Mong con đàn cháu đống. Nhiều món có vị ngọt, chua và là đồ khô để được bảo quản mà không cần tủ lạnh, do tập tục có từ thời xa xưa. Tùy từng vùng mà thực đơn trong osechi-ryori thay đổi. Trong ảnh là hộp osechi-ryori ba tầng được sắp xếp tỉ mỉ. Ảnh: Wikipedia



Ozouni là một loại súp của Nhật, được cho là món tốt lành nhất khi ăn đầu năm mới Âm lịch. Súp gồm bánh gạo Mochi, thịt gà hoặc cá, rau.... Mỗi gia đình và vùng lại có nguyên liệu riêng cho súp ozouni. Bánh gạo Mochi rất dẻo và dính, vì vậy mỗi năm, ở Nhật có vài người chết trong dịp năm mới vì nghẹn mochi. Ảnh: Alafista



Sau những ngày nghỉ với la liệt món ăn, người Nhật chuẩn bị sẵn làm cháo nanakusa-gayu vào ngày mùng 7 Âm lịch. Cháo làm từ gạo và 7 loại thảo dược.



Người Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề ẩm thực trong Tết Âm lịch. Nhiều gia đình dành cả ngày trước ngày đầu năm mới (Seollal) để chuẩn bị sẵn các món và dâng lên cúng tổ tiên. Khoảng 20 loại món ăn thường được đặt trên bàn lễ, tuy nhiên số đĩa tùy vào mỗi vùng. Ảnh: buhaykorea



Trong ảnh là súp tteokguk (súp với những lát bánh gạo), một món ăn truyền thống trong dịp năm mới. Theo cách tính tuổi của người Hàn, năm mới đồng nghĩa với một tuổi mới, vì vậy ăn súp tteokguk cũng là một hoạt động mừng sinh nhật. Ăn loại súp này xong đồng nghĩa là bạn đã thêm một tuổi. Ảnh: Korean Bapsang



Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar, trùng với Tết Âm lịch, của người Mông Cổ là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz, thịt cừu, thịt bò, cơm ăn cùng với sữa đông hoặc nho khô. Đặc biệt, người Mông Cổ xếp một kim tự tháp lớn làm từ những chiếc bánh buuz, nhằm tượng trưng cho núi Sumeru hay vương quốc Shambhala. Tsagaan Sar là một bữa tiệc hào phóng, do đó cần đến vài ngày chuẩn bị sẵn trước. Người phụ nữ trong gia đình sẽ làm một lượng lớn bánh buuz và làm lạnh chúng để dùng trong kỳ nghỉ. Ảnh: Wikipedia


  

Tại Việt Nam, vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình giữ phong tục gói bánh chưng, bánh tét để nhớ về cội nguồn, cầu mong cho năm mới may lành, no đủ, và tốt đẹp. Bánh chưng làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, bọc lá dong. Ảnh: AEVTL


  

Bánh tét, thường được làm ở miền nam và miền trung Việt Nam, có điểm khác với bánh chưng là sử dụng lá chuối để bọc. Ảnh: C.K.

Theo VnExpress


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Ăn Chơi Ẩm thực truyền thống Tết châu Á

lam long Chân by me|cuu lúng butter luoc ga cach lam bun bà cà Gợi Đậu phụ cà ri banh uot bùi thực đơn món ngon đà lạt tom rang bo toi bánh bao nhân kim chi mi spaghetti pizza Ý Tưởng Mút ca Rốt Bánh khoai Lang chien gà hấp nấm Cốm dẹp bun dau mam tom dây nấu ăn cach làm bánh ít trần lam nem Lẩu chua Cach lam mi xao Mướp xào canh khoai mỡ Thuat gap giay Chân chuối chín 10 món ngon tận dụng từ mực rim me Chân giò mon cÃƒÆ cây thông Noel nước mơ hoÃng canh bắp cải Ca nau mang Gà kho made by me hành thánh nhân trái bơ sô đa chanh Sườn ram Nước cam siro mẠn hẠu lam bánh phở nhúng cach lam keo sua banh tuiles ngon đổi món cuối tuần cach lam che troi nuoc thịt kho trứng bún thái đậu hũ nấu chè bưởi canh du du Gà kho hu Khoai lan chan gio oc nhung chống chả rươi tà m thá t lòng non ngô chiên trà sữa cach lam ca kho rieng Lò canh chua cá hoÃƒÆ cập chè nha đam chua cay bữa trưa mam com ngay ram goi banh chung ướp banh nep mi ech nem sai gon MÃŒ viêm họng tỏi nước muối Thịt kho đậu phộng ca sot ca chua Me o khư mu i tanh ha i sa n ca c loa i pha cà phê cach nau canh ga rim nam su su xào ca hũ tieu nam vang Thí sinh MasterChef Việt trổ tài làm đủ bánh sandwich miền nam chien trang trí bánh Mi峄乶 Trung nama kho cÃƒÆ chim Giảm cân Rau bi Bò quán cà phê mon ga kho gung canh chua dau ca hoi cá kèo kho rau răm Cá kèo kho rau răm cháo thịt sốt cà banh trang cuon bánh trôi Thịt nướng Quán vit nau mang nhớ Hoa qua tron văn phòng hành