Rượu hoặc gừng để khử mùi tanh của cá; húng quế, lá bạc hà tạo hương thơm cho thịt bò. Đường, muối, tiêu, tỏi... là những gia vị rất quen thuộc trong
17 loại gia vị, hương liệu giúp món ăn ngon hơn



Rượu hoặc gừng để khử mùi tanh của cá; húng quế, lá bạc hà tạo hương thơm cho thịt bò.

Đường, muối, tiêu, tỏi... là những gia vị rất quen thuộc trong bếp nhà bạn nhưng không phải lúc nào bạn cũng sử dụng đúng cách. Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga giúp bạn nấu ăn ngon hơn.

Ớt bột

Để món ăn có thêm chút màu sắc thì ớt bột là một lựa chọn phù hợp. Mùi vị của ớt bột không quá cay nồng như ớt tươi nên sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.

Gừng và hành khô



Sau khi cá sôi 6-7 phút cho gừng vào sẽ có tác dụng khử tanh tốt nhất. Hành có thể thêm vào sớm hơn, khi đổ nước vào nồi cá kho là lúc có thể cho hành vào. Với món cá hấp, dùng hành lót dưới cá làm cá thơm và ngon hơn.

Tỏi

Tỏi thường được giã hoặc bằm nát rồi cho vào thịt bò, heo, gà trong quá trình sơ chế. Không nên dùng quá nhiều tỏi vì mùi tỏi sẽ lấn át mùi thơm của thịt. Những món xào, hầm, hoặc thịt chiên dùng tỏi là thích hợp nhất. Với rau xào, tỏi được cho vào lúc dầu chiên vừa nóng để khử mùi và tạo độ thơm cho món ăn.

Tiêu

Không chỉ giúp tạo mùi thơm cho món ăn, tiêu xay còn mang đến hương vị tự nhiên, giúp món ăn đậm đà hơn. Tiêu xay càng để lâu càng mất mùi, nên tốt nhất là bạn chỉ xay một lượng vừa đủ dùng. Khác với tiêu xay, tiêu hạt thường được dùng khi còn xanh và thích hợp cho các món hầm.

Muối

Trong các loại muối, muối biển luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ vì chúng có hàm lượng natri thấp, lại chứa iốt. Muối thích hợp với các loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, cá, hải sản và súp.

Nếu cần thịt đậm đà mà không bị giảm độ ngọt thì nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.

Đường

Bạn nên cho đường vào món ăn trước khi cho muối để tránh sự bay hơi của muối, làm món ăn không đậm đà. Khi làm các món rán và nướng, chỉ nên dùng ít đường để ướp thực phẩm. Nếu dùng nhiều, món ăn rất dễ cháy khét, bị sậm màu gây mất thẩm mỹ và có vị đắng.

Bột cà ri



Không chỉ là gia vị chính để nấu món cà ri, bột cà ri còn được dùng để tẩm ướp các loại thịt như bò, heo và gia cầm để làm tăng mùi thơm và giúp thịt đậm đà hơn.

Nước tương

Không nên nấu nước tương ở nhiệt độ cao quá lâu vì nước tương sẽ bị phá hủy các chất dinh dưỡng và làm mất hương vị. Do đó khi xào rau nên cho nước tương vào sau cùng rồi bắc ra ngay.

Nước mắm

Nước mắm là loại gia vị đặc trưng trong chế biến món ăn Việt Nam. Ngoài tác dụng kích thích sự thèm ăn và tiêu hóa, nước mắm còn chứa nhiều chất bổ dưỡng như chất đạm và các loại vitamin A, D và B12. Do đó, khi chế biến, không nên đun lâu nước mắm trên bếp.

Với món canh, nước mắm được cho vào canh sau cùng, rồi bắc ra ngay. Không nêm nước mắm và để sôi lâu trên bếp sẽ mất ngon do hương vị nước mắm bị biến đổi. Với món thịt kho, nên kho thịt gần mềm với các loại gia vị khác rồi mới cho nước mắm vào, kho thêm một thời gian ngắn nữa, thịt không bị cứng và thơm ngon hơn.

Bột ngọt

Khi nấu đến nhiệt độ hơn 120oC, bột ngọt sẽ biến thành sodium glutamate, không chỉ làm mất hương vị thức ăn mà còn gây ra chất độc hại. Tốt nhất nên cho bột ngọt vào khi thức ăn đã chế biến xong.

Dấm

Khi nấu canh rau hay luộc rau, nên cho thêm một chút dấm giúp giữ lại vitamin C trong rau, thúc đẩy sự hòa tan các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… và nâng cao hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Rượu trắng

Khi nấu món cá, cho thêm một chút rượu có thể loại bỏ mùi tanh và tạo hương thơm cho món ăn. Thời gian thích hợp nhất để cho rượu phải căn cứ vào sự khác nhau của nguyên liệu. Ví dụ: cá kho, xào tôm, xào thịt nên cho rượu vào lúc thức ăn đã chín, các món hầm, lẩu, súp… nên cho rượu vào lúc đã sôi chín.

dầu chiên

Nhiệt độ dầu lên đến trên 200oC, dầu có thể sản sinh ra một khí độc hại được gọi là “acrolein”. Nó là thành phần chính khiến dầu chiên sản sinh ra một lượng lớn peroxide gây ung thư. Hãy cho thức ăn vào lúc dầu bắt đầu nóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn và có hại có sức khỏe.

Thìa là



Đây là rau thường được dùng cho các món súp, canh riêu cá hoặc các món có rau xanh. Hương thơm của thìa là giúp khử mùi tanh của cá và những loại thịt có mùi hơi đậm. Riêng với rau xanh, thìa là mang lại hương vị lạ, làm mới các món rau thường dùng.

Các loại rau mùi như húng quế, húng tây, bạc hà

Trộn thịt bò với húng quế, húng tây, lá bạc hà thịt sẽ có hương thơm tự nhiên quá ngon. Trộn vài gia vị như hồi, húng quế, lá thìa là, rau mùi, nước chanh... với thịt lợn sẽ làm món thịt này thơm hơn. Thịt vịt sẽ rất hấp dẫn khi ướp cùng lá bạc hà, lá hương thảo trước khi chế biến.

Quế

Với hương thơm nồng và vị cay, nóng ấm, quế chính là loại gia vị phù hợp với các món ngọt. Một chút quế sẽ giúp các món bánh nướng tỏa mùi thơm ngát và trở nên ngọt ngào hơn. Quế còn được cho vào một số loại đồ uống nóng như trà, kèm với chút mật ong sẽ mang đến một thức uống vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe.

Trà

Trà xanh dùng trong một số món nướng giúp tăng hương vị cho món ăn. Trà đen có thể được dùng trong các món súp và nước sốt thịt để tạo ra những mùi vị đặc trưng riêng cho món ăn.

Theo Khánh Hòa

VnExpress


Tổng hợp & BT:

Về Menu

Bí Quyết 17 loại gia vị, hương liệu giúp món ăn ngon hơn

pound cake emdep Chả nem De cach nau xoi xoai mì ý sốt cà chua thịt cuốn ớt nướng cach lam trung cuon nam măng cụt Giáng thịt bò xào mì ý nau lau ca trung cuon sushi hoa văn sup pho mai nam ngon Thịt heo kho củ cái banh trai blueberry trà giải nhiệt xalad trộn tỏi trứng hấp Nhật Bản Lươn xào cach lam thit cuu ngon sup suon non hai san tần ô Cải cúc loại rau thần dược thit vien sot ca ngon Cach nau canh ga muoi tom ot vòng quanh thế giới sữa lê và bắp món ăn dân dã giỏ trang trí Canh cá lóc cach lam canh sup suon non thịt gà xào gừng cay cơm trộn đậu soup cà rốt cam lam goi rau cang cua đay nau an ca dam tự làm muối tôm tây ninh mochi jelly mẹo du lịch lam thit nguoi tai nha bánh gấc nhân đậu xanh chao ga xe nam huong dưa giá Tep dong trùng trục xào hẹ 20 Cach lam dau phu thit xay mi chien gion nau chao ech ngon sốt vang thịt bò tau pho sponge cá bống mú chưng tương lam sup dua hau thit ga hoanh thanh chien xu PhÃ Ð Ñ m Cao lầu mì Quảng ở Sài Gòn Món thit lon Nấu xôi gà Nấu phở bò hẠt sen Tim heo Suoi thời khắc giao thừa tắc xí muội món đậu kho thịt món lẩu tôm cach lam kem dau tay ga chiên mắm quán ăn chuyên bò Mực trứng chiên giòn Thạch dừa cach lam sinh to khoai mon lam siro chanh day suong Sóc thớt gỗ công thức canh khổ qua cá thác lác CACH LAM BANH BOT LOC che sam bo luong tôm rim mặn Biến tấu tôm rim mặn xôi cuộn thịt cach lam che xoai bot bang đậu hũ nhồi thịt hấp cach lam cha bông Thịt De xôi dẻo Hiếm lưỡi công thức bánh mì cach lam bo xay com dua Bông thiên lý cÃƒÆ voi cải bắp muối kim chi tom nuong bo toi com kho ngao Cá điêu hồng Ngày cơm thịt gà chiên cải lang món ngon hàn cach nau chao thit xien nuong ngon su hao xao bun thap cam cach nau sup ngon cach lam nuoc hang xa lach cách làm củ cải chua ngọt Bữa sáng đơn giản với mì ngao ga tam Nhà Ếch 7 món ngon từ thịt bò ăn trong Tết Mẹo lấy lõi và cuống dâu tây siêu dễ lam banh xeo mi trang trư Là m má ³ cach lam kem chuoi hop